Nguyễn Văn Tráng cổ súy cho RFS – Tổ chức “đạo đức giả” về dân chủ nhân quyền.
Ngày 02/11/2016, trên facebook Trang Nguyen (Vô Danh Khách),
Nguyễn Văn Tráng, một kẻ tâm thần chính trị sinh
năm1991, có hộ khẩu thường trú tại thôn 8, xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hóa, sinh viên K15 khoa kỹ thuật công nghệ, Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa
có đưa bài viết của Tổ chức nhà báo không biên giới RFS vu cáo trắng trợn tình
hình Việt Nam. Với những người quan tâm fb không ai lạ gì những hoạt động theo
chân Hội Anh em dân chủ chống đối của Tráng từ 2013 tới nay, được biết trường ĐH Hồng Đức Thanh Hóa đã cho Tráng nghỉ học để ổn định tâm lý và tư tưởng.
Hôm nay, trong phạm vi bài viết tác giả xin gửi đến bạn đọc có cách nhìn nhận
rõ hơn về “Tổ chức nhà báo không
biên giới – cánh tay nối dài của tài phiệt phương Tây”.
Năm 1985, tại Pháp một
tổ chức có tên là “Phóng viên không biên giới” (tiếng Pháp là Reporters
Sans Frotièresm, viết tắt là RSF), tuyên bố thành lập và đặt trụ sở hoạt động
tại Thủ đô Paris nước Cộng hòa Pháp. Nhà báo người Pháp Robert Menard là người
sáng lập tổ chức này. Ban đầu khi thành lập, RSF đề ra tôn chỉ, mục tiêu
nhằm "bảo vệ tính mạng, danh dự, tài sản… của các nhà báo trên
toàn thế giới, đặc biệt các nhà báo đang tác nghiệp tại những vùng chiến sự và
hỗ trợ cho các cơ quan báo chí về tài chính, trang thiết bị kỹ thuật…".
Tuy nhiên, những hoạt
động của tổ chức này trong những năm vừa qua lại mâu thuẫn hoàn toàn tôn chỉ,
mục đích ban đầu của họ.
1.Một tổ chức mạo danh báo chí để hoạt động chính trị và sự im
lặng đáng khinh bỉ:
RSF bị tố cáo nhận
hàng trăm nghìn USD từ các tổ chức phản động lưu vong người gốc Cuba như “Trung
tâm vì Cuba tự do”, tổ chức “Ðoàn kết Cuba” và một số tổ chức đối lập tại
Venezuela để tiến hành các chiến dịch truyền thông chống Nhà nước Cuba và
Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez trong cuộc khủng hoảng chính trị ở
Venezuela tháng 4-2002. Không dừng lại ở đó, RSF còn nhận tiền từ các tổ chức,
cá nhân để tham gia các hoạt động lật đổ Tổng thống Haiti, J.B. Aristide trong
cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này năm 2004. Cụ thể, RSF đã “dụng công” viết
và đưa nhiều bài vở tuyên truyền cáo buộc Tổng thống J.B. Aristide là “hắc tinh
của tự do báo chí”, để gây áp lực từ bên ngoài nhằm lật đổ Tổng thống
J.B.Aristide. Ngoài việc nhận tiền để làm những việc bẩn thỉu, RFS còn giả câm,
giả điếc trước những hành động vi phạm nhan quyền của phương Tây theo như
Wikipedia liệt kê: “Tổ chức đã im lặng nhiều năm trong vụ người quay phim
của Al Jazeera, Sami Al-Haj, đã bị bắt cóc
tại Pakistan lúc
đang trên đường công tác đến Afghanistan,
bị tra tấn và vào ngày 13 tháng 6 năm 2002 đã bị dẫn
về Guantánamo; Hoàn toàn không nói gì về vụ của nhà báo người da
đen Mumia Abu-Jamal; hay như
Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư
RTS cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của
tổ chức”.
2.Vu cáo trắng trợn
thực tế tình hình tại Việt Nam:
Vừa qua, dựa trên những
thông tin thiếu thực tế, không trung thực, bóp méo sự thật, RFS đã đưa ra cái
gọi là “bảng xếp hạng tự do báo chí” đưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
vào danh sách “kẻ thù của tự do truyền thông” và xếp Việt Nam đứng thứ 175
trong số 180 quốc gia “đàn áp tự do báo chí”.
Đây không phải lần đầu
tiên RSF đưa ra cái nhìn thiếu thiện chí, nhận xét sai lệch về tình hình tự do
báo chí ở Việt Nam. Hành động của những người đang nắm quyền điều hành RSF
lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị đen tối đối với Việt Nam. Cần phải khẳng
định, sự thật về tự do báo chí ở Việt Nam trái ngược hẳn với những gì
mà RSF đưa ra. Từ năm 2007 đến nay năm nào RSF cũng công bố cái gọi là “Báo cáo
về tự do báo chí thế giới” đưa ra các luận điệu trắng trợn xuyên tạc tình hình
“tự do báo chí đang bị bóp nghẹt”, “tự do Internet” đối với một số quốc gia,
rồi xếp hạng Việt Nam và một số quốc gia khác là “kẻ thù của tự do báo chí”,
“kẻ thù của Internet”.
Trước hết RFS cần hiểu
rõ rằng hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức báo chí phải tuân thủ luật pháp quốc
gia sở tại. Tại khoản 3, Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị nhấn mạnh: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này
kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu
một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong
pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người
khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức
của xã hội”.
Tại Việt Nam, Điều 25, Hiến
pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định”.
Luật Báo chí cũng nêu rõ trách
nhiệm của Nhà nước trong việc “tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự
do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí…” “Báo chí, nhà báo hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không tổ chức, cá nhân nào được hạn
chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập
thể và công dân”.
Hơn bất kể quốc gia nào, Việt Nam từng là nạn nhân của nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược, sự vi phạm lớn nhất quyền con người nên Việt Nam hiểu rõ
rằng quyền con người là thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong
Hiến chương của Liên hợp quốc, có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam cho rằng, trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận
và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc
chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị,
kinh tế – xã hội, các giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán
của mỗi quốc gia và khu vực. Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính
trị, kinh tế, văn hoá của mình cho một quốc gia khác.
Vì vậy thời gian qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu
về các quyền con người trong đó có quyền về tự do báo chí, tự do internet, theo Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm
2015, hiện Việt Nam có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ
quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp
chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia. Về
báo chí điện tử: cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử, trong đó có 83 báo, tạp
chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số
trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248.
Việt Nam có 67 đài PTTH; Số kênh chương trình PTTH quảng bá là 183 kênh, với
106 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 77 kênh chương trình phát thanh
quảng bá; 75 kênh chương trình truyền hình trả tiền. Tỷ
lệ người dân sử dụng Internet cũng tăng lên đáng kể, tính đến đến tháng
12/2015, tại Việt Nam đã có 52% dân số sử dụng, cao hơn mức trung bình của khu
vực châu Á (38,8%) và của thế giới (45%), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á,
thứ 6 tại châu Á….
Những cáo buộc mà RSF
đưa ra đối với Việt Nam và một số quốc gia khác là xuất phát từ những động cơ
chính trị xấu xa của Tư bản phương Tây, bất chấp những con số thóng kê, bất
chấp những thành tựu to lớn về tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền, cũng như tốc
độ phát triển Internet ở Việt Nam những năm qua. Rõ ràng, tự do internet, tự do
thông tin cũng chỉ là cái cớ mà RSF vẫn thường lợi dụng. RFS hãy nhớ rằng: “Dân
chủ không phải là can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của một quốc gia
có chủ quyền”
(Hoa Sơn)
Nguyễn Văn Tráng cổ súy cho RFS – Tổ chức “đạo đức giả” về dân chủ nhân quyền.
Reviewed by Sân Đình
on
11:07
Rating:

4 nhận xét:
Thực chất, điều mà RSF muốn không gì khác chính là lợi dụng vấn đề tự do internet, tự do thông tin, lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam và một số quốc gia khác, tạo áp lực buộc Việt Nam chấp nhận theo “kiểu tự do” của họ. Để thực hiện mưu đồ này, họ đã không từ một thủ đoạn nào kể cả việc xuyên tạc, vu cáo, bóp méo, bịa đặt, đổi trắng thay đen.
Thiết nghĩ báo chí ở Việt Nam không phải là mất tự do mà đang là tự do thái quá. Mức độ kiểm soát, kiểm duyệt của các cơ quan chức năng lên các trang báo mạng, các mạng xã hội ở mức thấp khiến cho các thông tin đưa ra trên đó thiếu tính chân thực, mang nặng tính phiến diện, định hướng cá nhân, thậm chí nhiều thông tin sai sự thật. Cần phải tăng cường thêm nữa việc kiểm soát báo chí ở nước ta mới đúng.
Xã hội sẽ chẳng bao giờ phát triển nếu không có đấu tranh. Tự do báo chí là điều cực kỳ cần thiết để góp phần phát triển đất nước còn tự do theo kiểu trong nhà đóng cửa bảo nhau và tất cả theo định hướng của Đảng thì chủ yếu là có lợi cho Đảng chứ không có lợi cho sự phát triển của dân tộc, dân thông minh lắm chứ không phải các ông thích xỏ mũi đi đâu thì theo đó đâu
Đăng nhận xét