Làng báo Việt, nơi bắt đầu của văn hóa từ chức!
Mõ
Có lẽ
không cần nói nhiều thì ai cũng hiểu Bộ Thông tin & truyền thông (4T) dưới
thời Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã mạnh tay như thế nào đối với các sai phạm
của các cơ quan báo chí cũng như những cá nhân liên quan. Và dễ thấy rằng, việc
mạnh tay ấy không chỉ dừng lại ở những cơ quan báo chí không thuộc quyền chủ
quản của Bộ 4T, việc Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập báo Infonet bị đìnhchỉ cho thấy quyết tâm của Bộ 4T lớn đến như thế nào! Mới đây
nhất, bộ này tiếp tục đình chỉ 1 thángtổng biên tập báo Nhà báo và Công luận.
Câu hỏi
mà không riêng gì Mõ quan tâm là liệu sau những quyết định mạnh tay ấy làng báo
Việt sẽ được cái gì? có chuyển biến gì không, bởi nếu đơn thuần việc xử lý chỉ
làm cho các cơ quan báo chí "sợ" thì suy cho cùng mục đích của việc
xử lý đó mới đạt được một nửa: Răn đe. Và với một lĩnh vực đặc thù như báo chí
thì xem chừng nó sẽ không đạt được những hiệu quả tích cực về lâu dài.
Mặc dù ai
cũng nhận thức được rằng, cũng như nhiều chính sách vĩ mô khác mà các bộ, ngành
đã từng thực hiện thì việc có hiệu quả một sớm, một chiều trong các động thái
mạnh tay vừa qua của bộ 4T là chuyện không tưởng; nếu không nói là khó xảy ra.
Tuy nhiên, theo quan sát của Mõ thì dù chưa rõ nét nhưng ít nhiều những động
thái từ Bộ 4T đang làm cho đội ngũ làm báo nước nhà lấy lại được "lòng tự
trọng" của một người bình thường và của một người làm nghề.
Tôi đang
muốn nói đến 2 sự kiện gắn với hai lá đơn từ chức của 2 nhà báo thời gian gần
đây: Nhà báo Hoàng Đức Truật (Báo
Quảng Trị) và Nhà báo Đinh Công Thủy -
Phó Tổng biên tập báo Tân Trào (Tuyên Quang).
Nhà báo Hoàng Đức Truật
FB: Nhà
báo Hoàng Đức Truật:
Với tiêu
đề "ĐÔI LỜI...", nhà báo Nhà báo Hoàng Đức Truật đã
trình bày lí do khiến ông xin thôi việc tại báo Quảng Trị sau gần 30 năm gắn bó
như sau:"Lẽ ra tôi đã đưa những dòng này lên trang cá nhân của mình
từ mấy hôm trước, sau khi đã gửi cho Tổng Biên tập Báo Quảng Trị thông báo thôi
việc thay cho đơn xin nghỉ việc và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với
Báo Quảng Trị sau hơn 29 năm gắn bó. Nhưng hiềm một nỗi, vợ và các con tôi đều
không ở nhà, tôi không muốn họ bất ngờ khi đọc được thông tin này, dù trước đó
chúng tôi đã bàn thảo với nhau khá kỹ...
Thật
tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết
định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam
mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực,
quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả. Tôi
cũng đã vượt qua sự đớn hèn và từ nay không còn ám ảnh bởi nỗi dằn vặt: mình
phải sống bằng những đồng tiền thuế của nhân dân, bằng mồ hôi của những người
lao khổ nhưng không nói lên được tiếng nói của nhân dân, mình làm báo mà không
nói được sự thật, không bảo vệ được nhân dân- những người dễ tổn thương nhất
trong xã hội đầy rẫy sự nhiễu nhương này...
Trở
về với chính con người thật của mình, tôi cũng hết sức thanh thản vì gần 30 năm
đeo đuổi nghiệp báo, dù mặt này mặt nọ vẫn còn hạn chế nhưng trong mọi hoàn
cảnh tôi vẫn không bán rẻ lương tâm mình, dù phải tuyên truyền theo định hướng,
dù phải sống, dù phải kiếm tiền nuôi con nhưng tôi đã không làm những điều nhơ
bẩn, không viết những điều do người khác sai khiến, không làm những điều thất
đức để phương hại đến người nào.
Gần
30 năm làm báo, tôi vẫn luôn giữ lòng tự trọng của một người có học, không mảy
may tham quyền cố vị, biết từ chối những hư vinh và những danh hiệu thi đua
không thực chất, để sống với con người thật của mình, an nhiên, tự tại...
Và
cho đến lúc này, tôi cũng tự hào nói rằng trong suốt gần 30 năm qua, tôi vẫn
luôn nỗ lực làm việc, đi lên bằng chính đôi chân của mình, không nợ nần ân
nghĩa ai...
Giờ
đây, khi đã quyết định thôi việc, quyết định từ bỏ con đường làm báo mà bao năm
qua tôi từng đeo đuổi với những đam mê, ảo tưởng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến bạn đọc-những người luôn đồng hành và tạo niềm hứng khởi để
chúng tôi viết nên những bài báo tâm huyết, có trách nhiệm. Cảm ơn những đồng
nghiệp đã luôn hỗ trợ, sát cánh cùng tôi trong suốt chặng đường qua, đồng cảm
chia sẻ và tin cậy nhau để đứng vững kể cả những lúc bi quan, hoang hoải
nhất... Riêng với những người dân đã đóng thuế để nuôi tôi, tôi vẫn day dứt một
lời xin lỗi bởi tôi vẫn còn mắc nợ họ...
Và
tôi cũng hết sức cảm ơn vợ con tôi, gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã
luôn ủng hộ, động viên và chia sẻ để tôi có niềm tin tiếp tục sống làm một con
người tử tế...".
Khi đọc
những lời tự sự của nhà báo Hoàng Đức Truật (Báo
Quảng Trị), không quá khó để thấy rằng, do không muốn mình giữ trọn cái phẩm
chất tốt đẹp mà ông đã từng có suốt gần 30 năm đeo đuổi nghiệp báo: "Dù
mặt này mặt nọ vẫn còn hạn chế nhưng trong mọi hoàn cảnh tôi vẫn không bán rẻ
lương tâm mình, dù phải tuyên truyền theo định hướng, dù phải sống, dù phải
kiếm tiền nuôi con nhưng tôi đã không làm những điều nhơ bẩn, không viết những
điều do người khác sai khiến, không làm những điều thất đức để phương hại đến
người nào",để tiếp tục "với chính con người thật của
mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và
những thói đạo đức giả. Tôi cũng đã vượt qua sự đớn hèn và từ nay không còn ám
ảnh bởi nỗi dằn vặt: mình phải sống bằng những đồng tiền thuế của nhân dân,
bằng mồ hôi của những người lao khổ nhưng không nói lên được tiếng nói của nhân
dân, mình làm báo mà không nói được sự thật, không bảo vệ được nhân dân- những
người dễ tổn thương nhất trong xã hội đầy rẫy sự nhiễu nhương này... ".
Có người
đã suy luận rằng, rất có thể ông Truật đã bị cơ quan chủ quản là báo Quảng Trị
bắt ép phải viết một cái gì đó và không được viết về cái gì đó mà theo hướng đó
thì "cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả" được
thắng thế và xác lập. Ông xin rời báo Quảng Trị cũng vì thế cho thấy cơ quan
báo chí này đang trở nên có vấn đề và sự li khai của ông Truật không phải vì
ông sai mà chính là báo Quảng Trị đang sai. Việc những sai phạm của báo Quảng
Trị chưa bị phát hiện, xử lý và ông Truật phải xin thôi việc cho thấy sự bế tắc
của Bộ 4T trong xử lý việc các cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, không
thực hiện hết chức năng, vai trò của mình khi né tránh, không dám phản ánh
những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong xã hội đương thời. Thậm chí còn đi cổ
súy cho các tiêu cực, sai phạm đang xảy ra....
Vậy
nhưng, riêng với trường hợp ông Truật, Mõ nghĩ hoàn toàn khác, dẫu có thể việc
tự xin từ chức của ông Truật là việc làm mà bản thân ông không sai và chắc chắn
với những gì đã gắn bó với báo Quảng Trị, bản thân ông Truật cũng không muốn
như thế. Song, hành vi của ông Truật đang ghi nhận và cần thiết ở chỗ nếu không
có sự từ chức của ông sẽ không ai biết được điều gì đang xảy ra trong báo Quảng
Trị. Sự tự trọng ở đây không chỉ dừng lại ở việc không làm cái sai, cái không
đúng và đi ngược tôn chỉ, mục đích cũng như chức năng của báo chí. Mà còn là
dám từ chức, từ bỏ công việc để mình không bị nhúng chàm, không bị tiêu cực thẩm
lẩu. Và Mõ tin chắc rằng, dù chưa phải là tất cả nhưng dưới góc nhìn của cơ
quan chuyên môn, Bộ 4T sẽ đặt câu hỏi tại sao và chính họ sẽ thực hiện một cuộc
điều tra, khảo sát để xử lý.
Về trường
hợp của Nhà báo Đinh Công Thủy -
Phó Tổng biên tập báo Tân Trào (Tuyên Quang).
Mặc dù trong lá đơn của mình ông
Thủy không nói rõ lí do khiến ông xin từ chức. Ông cũng chưa có bất cứ dòng tự
sự nào về điều này. Nhưng với hai cương vị khác nhau, rất có thể lí do ông Thủy
xin từ chức không giống như lí do khiến Nhà báo Hoàng Đức Truật (Báo
Quảng Trị) xin nghỉ việc. Và % khiến ông Thủy xin từ chức do bất mãn với công
việc hoặc không muốn để "cái xấu, cái thấp hèn và những thói
đạo đức giả" tồn tại trong chính công việc là rất ít. Việc
ông Thủy từ chức vì thế dù với bất cứ lí do gì cần được khuyến khích. Bởi dù
dưới khía cạnh nào ông Thủy cũng đang góp phần làm sạch nền báo chí đang trong
giai đoạn chuyển mình hiện nay.
Làng báo Việt, nơi bắt đầu của văn hóa từ chức!
Reviewed by Sân Đình
on
08:27
Rating:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét