Luật sư Lê Công Định biết nhiều thứ chỉ mỗi không biết LUẬT.
Ngày 16/12/2016, Công an tỉnh Thanh Hóa
đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh bắt tạm giam 03 tháng
đối với đối tượng Nguyễn Danh Dũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy
định tại Điều 258 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam với hành vi “đã sử dụng các tài khoản nói trên để đăng tải các nội dung,
video clip xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo
địa phương. Các video clip được thu thập từ các trang mạng xã hội, biên tập lại
nội dung bằng cách chèn logo ThienAn TV, thêm hình ảnh đại diện ban đầu, điều
chỉnh lại giọng điệu, thay đổi các tiêu đề có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ các
đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo địa phương để gây sự chú ý, tò mò
và thu hút được nhiều lượt người xem”.
Ngày 18/12/2016 trên fb cá nhân Lê Công Định
viết: “Tôi tra tới lui Bộ luật hình sự hiện
hành vẫn không tìm ra tội danh nào gọi là "bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà
nước".
Nếu viện dẫn các
điều luật 88 (về tuyên truyền chống nhà nước) và 258 (về lợi dụng quyền tự do
dân chủ) để diễn giải theo hướng bao hàm cả "bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà
nước", thì cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc suy đoán vô
tội, nền tảng của luật hình sự Việt Nam và các nước ngày nay.
Suy diễn những
điều luật ngoài phạm vi áp dụng của chúng để bắt giam công dân vô cớ và trấn áp
quyền tự do ngôn luận của toàn dân có lẽ chỉ còn xảy ra ở Việt Nam, Trung Quốc
và Bắc Triều Tiên, nơi những nền pháp luật vẫn ở tình trạng sơ khai và mông
muội.”
FB cá nhân Lê Công Định
Trước hết xin mời Luật sư Lê Công Định học lại bài
giảng về phân tích khoa học về Điều 258: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Khái niệm: “Lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do,
dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân”.
Cơ sở pháp lý: Điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Về Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm
phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua
việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ của mình do Hiến pháp quy định.
- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự
do dân chủ khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân. Các quyền tự do, dân chủ nêu trên là những quyền cơ bản của con người
được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Đa số mọi công dân đều sử dụng các quyền này
để bảo vệ lợi ích của mình nhưng không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác.
Tuy nhiên, cũng có những người vì động cơ cá nhân hay những động
cơ khác đã “lợi dụng” các quyền đó để xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác. Có thể người phạm tội viết báo để đả
kích cơ quan Nhà nước, tung tin không có thật gây hoang mang trong nhân dân,
khiếu nại, tố cáo…gây mất uy tín cho cán bộ công chức…
Điều luật không quy định “xâm phạm” là
như thế nào và ở mức độ nào thì mới cấu thành tội phạm. Việc đánh giá trong
những trường hợp cụ thể sẽ là cần thiết. - Tội phạm hoàn thành khi người phạm
tội có một trong những hành vi trên và xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Cần phân biệt với Tội vu khống (Điều 122). Ở tội vu khống, người phạm tội nhận thức
được tin mà mình loan truyền là bịa đặt, không có thật và nhằm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của đối tượng cụ thể. Trong tội phạm này, người phạm tội không biết
tin mình loan truyền là sai sự thật (có thể sai sự thật nhưng người phạm tội
không biết), những thông tin không được công khai, thuộc bí mật Nhà nước, tuy
nhiên người phạm tội đã loan truyền ra ngoài.
- Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp).
Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Vì thế, nếu hành
vi này kèm theo mục đích “chống chính quyền nhân dân” thì phải bị truy cứu về
tội phạm tương ứng.
- Chủ thể: người năng lực trách nhiệm hình sự theo
luật định.
Về Hình phạt:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và
các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Như vậy, có thể hiểu hành vi “bôi nhọlãnh đạo Đảng và Nhà nước” mà mấy anh báo chí giật tít chính là lọi ích phi vật chất (tinh
thần) của mỗi công dân. Định ơi! Hãy học lại Luật đi nhé!
Chắc không cần phải nói nhiều cũng đủ
hiểu trình độ về pháp luật của luật sư Lê Công Định đang nằm ở đâu, thảo nào
cơm nhà Định không ăn lại thích ăn cơm tù. Để kết lại vấn đề xin dành cho Lê
Công Định và một số luật sư đang có tư tưởng chống đối: “Luật sư các anh cái gì
cũng cho mình là giỏi, là hay nhưng có mỗi một thứ các anh không biết, đó là
LUẬT”.
Luật sư Lê Công Định biết nhiều thứ chỉ mỗi không biết LUẬT.
Reviewed by Sân Đình
on
04:55
Rating:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét