Về chuyện gộp Tết ta và Tết tây.
Tết tây là ngày kết thúc một năm theo đúng lịch dương, còn tết Nguyên Đán của dân tộc Việt là tết tính theo lịch âm, đối với người phương Tây, tết chỉ kéo dài một ngày, đó là dịp họ tụ tập đón chào năm mới và sau đó tiếp tục công việc của mình, còn tết Nguyên Đán của Việt Nam là dịp để gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm vất vả làm lụng, mưu sinh. Là dịp để hàn huyên ôn lại nhưng câu chuyện của năm cũ, nghỉ ngơi, chơi những trò chơi dân gian và gặp gỡ bạn bè. Đối với người Việt, tết Nguyên Đán đã trở thành nét văn hóa và có từ thuở lập nước. Tết đã được duy trì trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước và trở thành nét văn hóa không thể thiếu được trong xã hội Việt Nam.
Hai nhân vật chính đề xuất gộp tết cổ truyền với tết Tây (nguồn: internet)
Tết Việt Nam là Tết của dân tộc nhà nông làm lúa gạo, quanh năm vất vả hơn những dân tộc làm lúa mì vì phải tưới nhiều nước, lại phải làm mạ rồi cấy lúa. Đất Đồng bằng sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt Nam lại eo hẹp. Người dân quanh năm làm lụng, đến mãi cuối đông, bước sang xuân mới có thời gian rỗi và ăn Tết vui vẻ, không phải một ngày mà có khi nửa tháng, cả tháng. Tết còn thể hiện mối đồng cảm của con người với vũ trụ và thần linh, cảm thông trời đất và thần linh đã phù hộ cho con người được có thức ăn để sinh sống. Tết còn là một nhịp cầu nối hiện tại với dĩ vãng, người sống với người chết nên mới có sức mạnh huyền bí ấy? Trước Tết có nhiều gia đình đi tảo mộ. Nhà nào cũng lau dọn bàn thờ ông bà ông vải để đến nửa đêm Giao thừa cúng hương hoa và cả cỗ bàn, mời những thế hệ đã khuất về vui Xuân với con cháu trong mấy ngày. Đó là nét đẹp truyền thống, là giá trị vững bền không thể xóa bỏ.
Nhập tết tây với tết nguyên đán là đề xuất ngu xuẩn
Mỗi quốc gia, dân tộc đều có lễ hội, đều có ngày kỷ niệm, đó là nét văn hóa thể hiện bản sắc riêng của dân tộc. Tết nguyên đán như đã trình bày ở trên là bản sắt văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam. Ngay trong ngôn ngữ quốc tế danh từ “Tết” của Việt Nam cũng được giữ nguyên như sự tôn trọng và thừa nhận của quốc tế đôi với bản sắc văn hóa của Việt Nam. Hơn 90 triệu dân Việt Nam đều mong chờ ngày đến Tết, đều mong muốn sum họp khi tết đến xuân về, vì vậy chẳng có lý do gì để tước đi cái ước mơ sum họp, sự thành kính tri ân tổ tiên, niềm vui nghỉ ngơi, hàn huyên, gặp gỡ, chắc hẳn ngoài hai con người quái gở kia, chẳng ai ủng hộ một kiến nghị điên rồ như vậy. Bỏ tết Nguyên Đán là xóa bỏ văn hóa Việt Nam. Đó là một kiến nghị ngu xuẩn!!! Chẳng hiểu Giáo sư Võ Tòng Xuân và bà Phạm Chi Lan đang nghĩ cái gì???
Trần Ái Quốc
Về chuyện gộp Tết ta và Tết tây.
Reviewed by Sân Đình
on
09:41
Rating:
1 nhận xét:
2 kẻ này già 2 thứ tóc ăn phải gì mà ngu như lợn vậy trời . Cha mẹ cho ăn học nhiều lên chức giáo sư tiến sĩ để giờ bọn họ phát ngôn như kẻ vô học thiếu đạo đức như vậy sao
Đăng nhận xét