Hà Tĩnh mình thương...năm nay liệu mất mùa?

Báo chí những ngày này giật tít đậm quang cảnh "hoang tàn" của khu kinh tế Vũng Áng!
Formosa gần như dừng hoạt động. Toàn bộ các doanh nghiệp phụ trợ chết lâm sàng hoặc kêu cứu. Toàn bộ ngành dịch vụ và cuộc sống người dân quanh khu công nghiệp này cũng lâm vào cảnh "sống dở chết dở". Điều này đồng nghĩa với việc tương lai đi đát của bức tranh kinh tế tỉnh này "chưa thoát khỏi cảnh chị Dậu"!
Nhiều dự án kinh tế tại khu kinh tế Vũng Áng bị bỏ hoang.

Xem link:
Dư luận bắt đầu lo lắng, liệu năm sau Hà Tĩnh lại vác rá ra Trung ương xin gạo cứu đói ? Rồi hàng năm, cứ mỗi thiên tai, lũ lụt, cả nước và kiều bào lại “Thương về miền Trung”?
Đành rằng, thảm họa môi trường do Formosa gây ra, họ đã đền bù thiệt hại ở mức “chưa thỏa mãn” với một bộ phận dân chúng, rằng khắc phục sẽ còn lâu dài, rằng không nên đánh đổi môi trường lấy kinh tế…Vào các trang “lề trái”, người dân còn khiếp đảm hơn với cảnh báo của họ, như Formosa phải ra đi để dân tộc này được cứu, rằng phải “minh bạch” toàn bộ quy trình cấp phép xả thải, rằng Nhà nước đã “bán rẻ” đất nước cho Formosa, rằng chế độ này phải ra đi mới giải quyết được Formosa, rằng cả thế giới đã “chạy thoát” khỏi Formosa mà Cộng sản Việt Nam lôi về để “giết” dân Việt…
Ấy vậy khi ông Trump lên Tổng thống lại mời mọc Formosa sang Mỹ đầu tư và Formosa đang đẩy mạnh đầu tư vào Mỹ với đủ lời hứa hẹn ưu đãi từ Tông thống Mỹ này. Phải chăng chính phủ mới của Mỹ không lường hết thảm họa Formosa từng gây ra cho nước Mỹ, mà vẫn cố tình rước “cái chết” đến nước Mỹ? Việc này không thấy các trang “lề trái” bàn luận, không thấy các “cờ vàng”, “cộng đồng đấu tranh dân chủ” ở Mỹ lo âu!?!
Phàm đã sản xuất hàng hóa, tất có “phế thải” độc hại ra môi trường, vấn đề nằm ở chỗ kiểm soát và hạn chế tác hại đến mức cao nhất có thể. Với quy mô đầu tư của Formosa – hiện đang là doanh nghiệp đầu tư vốn FDI khủng nhất vào VN, thì tất “tác hại” và “rủi ro” cũng khủng. Song bài toán kinh tế và kiểm soát rủi ro luôn song hành khi đặt vào cán cân lợi ích. Không đánh đổi thì cũng đâu phải đồng nghĩa với việc từ bỏ, không chấp nhận bất cứ ngành sản xuất nào tiềm ẩn rủi ro, đồng nghĩa với chấp nhận “nghèo bền vững”.
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, đáng lý ra phải gia tăng gây sức ép, giám sát việc xả thải theo kiểu Nhà nước và nhân dân cùng làm, vừa “giữ” được miếng ăn, vừa tạo động lực phát triển, thoát nghèo, thì một bộ phận của dân ta đang làm ngược lại, theo đúng “lộ trình” hoạch định của đám cờ vàng, tay sai cờ vàng, con dân nước Chúa nhưng cộng tác với cờ vàng,… khoác áo “đấu tranh dân chủ” trong nước.
Rất may phần lớn ngư dân vẫn bám biển, cần mẫn bám biển và vẫn đang làm giàu từ biển, chứ không phải là ngồi nhà và làm theo lời một số linh mục như Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, bao giờ đuổi được Formosa đi mới ngưng biểu tình (?). Những chuyến đi biển bội thu của ngư dân Nghệ An, Hà Tĩnh, ngay sau thảm họa, lại đang bị những trang truyền thông lề dân này  “hù dọa”  nhằm vớt vát “cách mạng cá” không trôi đi theo sự hồi phục của kinh tế biến sau sự cố, đã đủ để thấy được động cơ của cái gọi là “bảo vệ môi trường”, “đấu tranh dân chủ” của các thành phần cực đoan Công giáo, thành phần núp danh “đấu tranh dân chủ” này chưa?


Hà Tĩnh mình thương...năm nay liệu mất mùa? Hà Tĩnh mình thương...năm nay liệu mất mùa? Reviewed by Sân Đình on 12:18 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Liên hệ gửi bài đăng: [email protected] Được tạo bởi Blogger.