NGUYỄN DUY DIỄN VIÊN CHÍNH TRONG MỘT TRÒ LỐ BÔI NHỌ HÌNH TƯỢNG VÕ THỊ SÁU
ĐÔNG LA
Trên mạng đang lan truyền bài
hạ-bệ-võ-thị-sáu-sự-tởm-lợm-thay-cho-nhóm- “nhân sĩ trí thức” của Nguyễn Biên
Cương. Tại quán café Sỏi Đá ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh,
Nguyễn Quang A là người trực tiếp quay clip, dẫn dắt câu chuyện cho ông nhà thơ
Nguyễn Duy diễn trò trước đám Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Bùi Chát v.v…
Như vậy, những kẻ quấy rối chống phá đất nước đã không từ
một thủ đoạn và trò đểu nào. Tiếp theo những chuyện bịa đặt, từ chuyện ở Hội
nghị Thành Đô ta xin làm một tỉnh của Trung Quốc, chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh
là lính Trung Quốc “Hồ Quang” do Đảng Cộng sản Trung Quốc dựng lên để “lãnh
đạo” nhân dân Việt Nam, đến chuyện Trương Tấn Sang quay cop khi đi thi đã bị cô
giáo bắt và đã cho người giết cô giáo đó, lâu đài của bà Bhutto ở Pakistan là
nhà ông Nguyễn Tấn Dũng, v.v… và hôm nay là chuyện bôi bẩn hình ảnh Võ Thị Sáu.
Đất nước ta còn nhiều chuyện không tốt, chúng ta cần
những người phản biện có tâm trí, như cần bác sĩ chẩn bệnh và kê toa thuốc phù
hợp, vậy những kẻ xuyên tạc đấy tính đểu cáng như bọn người trên thử hỏi đất
nước cần gì ở họ?
Nguyễn Duy là vai chính của trò diễn lần này. Tôi từng
cùng ở khu tập thể của Viện Công nghiệp Dược hơn 10 năm với ông Thái Thăng Long
mà Nguyễn Duy khá thân với Thái Thăng Long nên tôi đã gặp nhiều lần. Hồi đó tôi
còn trẻ và mới thập thò viết, Nguyễn Duy lớn tuổi hơn và đã nổi tiếng từ hồi ở
trong rừng. Tôi hoàn toàn không có một ấn tượng xấu nào về Nguyễn Duy, chỉ lạ
là cả từ hai phía giữa tôi và ông này hoàn toàn dửng dưng, đúng là “Vô duyên
đối diện bất tương phùng”. Phía tôi, tôi tin là tôi có những tri thức mà Nguyễn
Duy có học cả trăm năm cũng không biết nên tôi không việc gì mà phải lụy người
dốt hơn mình. Nhưng Nguyễn Duy lại là người đã nổi tiếng mà tôi thì còn vô
danh. Có điều với Chế Lan Viên, ông thuộc hàng tổ sư của nền văn chương hiện
đại Việt Nam mà danh vị Chế Lan Viên so với Nguyễn Duy thì cũng như trái núi so
với bãi cứt trâu, nhưng lần đầu đọc thơ tôi dự thi ông đã đề nghị trao giải,
còn khuyên tôi vào Hội Nhà Văn TPHCM và chính ông đã chủ động đứng tên giới
thiệu tôi. Có khi đến chơi, tiễn tôi ra cổng, ông còn chuyện trò 5, 10 phút mới
cho tôi về. Với anh Hoài Anh cũng vậy, một người trong giới văn chương cho là
“Bách khoa toàn thư”, khi tôi đến chỗ nào đó mà anh đang ngồi với mọi người thì
anh sẽ bỏ sang ngồi riêng với tôi. Rất lâu về sau thì tôi nhận ra, thì ra những
người có tri thức, có tư duy bác học thường quý tôi, còn dạng như Nguyễn Duy,
ngoài chút năng khiếu còn đầu óc rỗng không, thì không. Văn chương chữ nghĩa
của tôi là loại chữ nghĩa bác học còn thơ Nguyễn Duy là thơ nông dân. Nhưng
chính Nguyễn Duy mới là người ăn may và thành đạt. Hồi Nguyễn Duy được giải
thơ, rồi từ cái phao đó mà nổi danh, nước ta có đến 95% là nông dân, đến tận
hôm nay thì tư duy tiểu nông vẫn còn thấm đẫm trong gen người Việt.
Vì thế mà “Thơ Duy đậm chất đồng quê/ Cua, ốc, rơm, rạ
mang về vinh quang”! Nhưng với tôi bài “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy không xứng
đáng được giải vì cái đoạn kết này:
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Ý Nguyễn Duy là ca ngợi tình quân dân
như bây giờ bọn xấu gọi là “văn nô” đấy, nhưng khen thế bằng mười chửi nhau,
tức chửi cái tính vô cảm, ích kỷ của bà mẹ, bởi cái hơi ấm ổ rơm có gì quý giá
đâu mà chỉ dành cho bộ đội lỡ đường thôi, còn người khác lỡ đường thì “đâu dễ
chia cho” sao? Thật tiếc, giải nhất của cuộc thi ở báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn
VN, lại trao cho một bài thơ mà trong nghề văn gọi là “chưa sạch nước cản” như
vậy!
Trong ban giám khảo chấm thi hồi đó chắc
chắn có Chế Lan Viên. Tôi quen thân và suốt mấy năm cuối đời ông tôi thường đến
chơi với ông, trong một lần chuyện trò có ai đó nhắc đến tên Nguyễn Duy, ông
chỉ cười không nói đến Nguyễn Duy mà nói ý, ông luôn mở rộng cửa đón các thi sĩ
sau ông đến chơi, tiếc là có những tên láu cá trà trộn mà ông không nhận ra.
Phải chăng, khi chấm Nguyễn Duy được giải thơ hồi ấy, ông cũng đã mở cánh cửa
của đền đài thi ca nhầm lẫn như thế?
Còn hai câu:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của
ruộng
Bao “nhà phê bình” xuýt xoa khen trí
tưởng tượng của Nguyễn Duy, còn tôi thì thấy Nguyễn Duy tả rất thực chứ có
tưởng tượng gì đâu. Bởi thực tế loài trâu bò đúng là nhận thấy rơm rạ có mùi
mật ong thật nên chúng mới chén say sưa như thế!
Và hôm nay cũng vậy, chỉ có đầu óc như
Châu, bò mới bầy ra những trò nhố nhăng quấy rối như trên mà thôi!
NGUYỄN DUY DIỄN VIÊN CHÍNH TRONG MỘT TRÒ LỐ BÔI NHỌ HÌNH TƯỢNG VÕ THỊ SÁU
Reviewed by Sân Đình
on
01:15
Rating:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét