Sự kiện Gạc Ma 1988: Có những kẻ đang cố quên lịch sử.
1.Về sự kiện
Gạc Ma:
Như chúng ta biết 17/2/1979, Trung Quốc
đem 60 vạn quân xâm lấn 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Đến tháng 3/1979 họ
rút quân về nước nhưng từ đó biên giới Việt – Trung không ngừng tiếng pháo.
Năm 1987 thì họ bắt đầu gia tăng hoạt động
ở Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Trường Sa.
Đầu tháng 3 năm 1988, Hải quân Trung Quốc
huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số
tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến, gồm: tàu khu trục
tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận
tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn.
Trước tình hình đó, ngày 4 tháng 3 năm
1988, Hải quân ta xác định: Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung
quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và khu vực Đông kinh tuyến 1150, trong
đó, Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu Trung Quốc chiếm giữ sẽ khống chế đường
qua lại tiếp tế của ta cho các đảo ta đang chiếm giữ, vì vậy phải quyết tâm đưa
bộ đội đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.
Ngày 14/3/1988, đơn vị công binh hải quân
Việt Nam trên Đá Gạc Ma có 48 chiến sĩ, tới đây để xây một trạm quan sát. Sáng
hôm đó, lính Trung Quốc đổ bộ lên Đá Gạc Ma. Khi thấy Quốc kỳ Việt Nam cắm tại
đây, chúng xông tới nhổ cờ ném xuống đất. Hai chiến sĩ bảo vệ quốc kỳ đã kháng
cự quyết liệt, họ đã bị tấn công bằng dao. Số lính Trung Quốc lên Đá Gạc
Ma sau đó nổ súng, tàn sát man rợ các chiến sĩ Việt Nam. Ngoài biển có một số
tàu chiến Trung Quốc neo đậu ở khoảng cách 5-6 km. Gần đó cũng có hai tàu vận
tải Việt Nam, số hiệu HQ 604 và HQ 605, chỉ khoảng 400 tấn. Trên tàu không có
vũ khí gì đáng kể, chỉ có một số khẩu súng 12,7mm. Tàu hải quân Trung Quốc đã
dùng pháo bắn chìm hai tàu của Việt Nam. 64 đồng chí đã hi sinh.
Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm
1988, mặc dù tương quan lực lượng chênh lệch, phương tiện vũ khí hạn chế, cán
bộ và chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, không quản hy
sinh, quyết tử đến cùng để bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.
2. Tri ân các anh hùng:
Như vậy tính từ sự kiện hải chiến Hoàng Sa
1974 cho đến sự kiện Gạc Ma 1988, chỉ trong vòng 14 năm đã xảy ra ba cuộc xâm
lược của TQ.
Bảo vệ vững chắc biển đảo quê hương.
Hậu thế luôn biết đến và
luôn nhớ đến những điều đó.
Sau sự kiện ngày 14/3/1988. Đảng,
Nhà nước và Nhân dân ta, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử luôn
quan tâm và tri ân những người con ưu tú đã hy sinh vì Tổ quốc. Cụ thể:
- Ngày 7 tháng 5 năm 1988, tại quần
đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh đã đọc lời thề:
"Chúng ta xin thề trước hương hồn của
Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa
trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ
bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh
thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta"
- Tháng 12 tháng 1988, hàng chục cán bộ chiến sĩ Việt Nam được phong
tặng, truy tặng huân chương, phong hoặc truy phong danh hiệu anh hùng. Năm danh
hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được phong tặng: Thiếu
úy Trần Văn Phương (sinh 1965 - Quảng Bình) - Lữ đoàn 146 (hi sinh);
Trung tá Trần Đức Thông (sinh 1944 - Thái Bình) - Phó lữ đoàn trưởng
146 (hi sinh); Đại úy Vũ Phi Trừ (sinh 1957 - Thanh Hóa) - Thuyền
trưởng HQ-604 (hi sinh); Thiếu tá Vũ Huy Lễ (sinh 1946 - Thái Bình) - Thuyền
trưởng HQ-505; Nguyễn Văn Lanh (sinh 1966 - Quảng Bình) - chiến sĩ công binh
E83.
- Năm 2008, tàu Thành Công 07 của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi)
phát hiện một xác tàu chìm ở độ sâu hơn hai chục mét ở gần cụm đảo Cô Lin, Gạc
Ma và có 8 xác người dưới đó. Sau 2 năm giám định ADN, họ lần lượt được
đưa về với gia đình.
- Tháng 2/2009, Bộ Tư lệnh Hải quân có công văn gửi Cục lãnh sự Bộ
Ngoại giao cung cấp thông tin, đề nghị đàm phán với phía Trung Quốc để
tiếp tục tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên tàu HQ-604. Tuy nhiên, phía Trung
Quốc chưa đồng ý.
- Trong các chuyến tàu ra quần đảo Trường Sa của Hải quân
Nhân dân Việt Nam hiện nay thường tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đã hi
sinh trong sự kiện CQ-88 với diễn văn, thắp hương, mặc niệm và thả hoa xuống
biển.
- Hiện nay, trong khuôn viên ngôi chùa trên đảo Sinh Tồn có nhà
bia với tấm “Bia Phương danh anh linh 64 Liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma
14-3-1988”. Đại đức Thích Minh Huy, Trụ trì chùa Sinh Tồn chia sẻ: “Khi
nhà chùa và các phật tử làm tấm bia này mọi việc rất thuận lợi, chuyển ra đảo
không một vết sứt. Làm được tấm bia này, quân và dân trên đảo rất vui mừng.
Hàng ngày, nhà chùa vẫn cầu nguyện cho các anh”.
- Ngày 13 tháng 3 năm 2015, chương trình lễ khởi công Khu tưởng niệm chiến
sĩ Gạc Ma, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, đã diễn
ra tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà). Khu
vực bao gồm một công viên và tượng đài, rộng 2,5 ha.
- Ngoài ra, từ năm 2012, tại nhà của cụ Hoàng Dỏ ở thôn Tân Định,
xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (thân sinh
của liệt sĩ Hoàng Văn Túy) đều diễn ra lễ giỗ tập thể 64 liệt sĩ vào ngày
28 tháng 1 âm lịch hàng năm (Dù các anh hi sinh tại Gạc Ma là 14
tháng 3 1988, nhằm ngày 27 tháng 1 âm lịch nhưng truyền thống của
vùng quê này làm giỗ theo ngày âm lịch và thường làm giỗ sau một ngày so với
ngày mất). Từ năm 2009, tại nghĩa trang liệt sĩ phường Quảng
Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) cũng có một lễ giỗ tập thể 64
liệt sĩ tại mộ của liệt sĩ Trần Văn Phương.
v.v………………………………………..
3. Những ai đang cố tình lãng quên lịch
sử:
Hậu thế phải biết đến, phải nhớ
đến những người lính cộng sản đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất cho quê
hương. Không có một hành động nào xứng đáng hơn để tri ân các anh hùng liệt sỹ
đó là lao động chân chính góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh hơn.
Tuy nhiên thời gian qua, chứng kiến những
việc diễn ra trên quê hương chúng ta thật đau lòng vì có những tổ chức, cá nhân
“ngoại hô nội ứng” sẵn sàng làm tay sai cho các tổ chức khủng bố, phản động để
mang Tổ quốc “hiến dâng” cho ngoại bang. Đó là ai?
- Đó là Tổ chức khủng bố Việt Tân lừa đảo
đồng bào hải ngoại để có tiền phục vụ mưu đồ xấu xa đòi lật đổ sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, làm rối loạn đất nước bằng việc tài trợ tiền cho các thế lực
chống đối trong nước.
- Đó là Hội Anh em dân chủ, một tổ chức
ngoại vi của khủng bố Việt Tân gồm những tên đốn mạt như Nguyễn Văn Đài (đã bị
bắt) Nguyễn Trung Tôn (từng bị đi tù), Nguyễn Văn Tráng (đã bị đuổi học), Phạm
Văn Trội, Trần Đức Thạch… và hàng loạt các hội nhóm phản động khác
như: Hội Bầu Bí tương thân, Hội Cựu tù nhân Lương Tâm, Hội Phụ nữ
Nhân quyền, FC NO-U, Hội Cứu Lấy Dân Oan…
- Đó là đám chức sắc, con chiên chống
đối trong Thiên Chúa giáo có thể kể ra như: Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Linh mục
Nguyễn Đình Thục, Lm. Đặng Hữu Nam, Lm.Nguyễn Ngọc Nam Phong, con
chiên ngu muội Paulus Lê Văn Sơn, Ant Chu Mạnh Sơn…các con chiên ngu
đạo ở giáo xứ Đông Yên, Song Ngọc, Thái Hà…
Những kẻ đi ngược với dân tộc.
- Đó là những tên tâm thần chính trị như:
Vũ Quang Thuận, Nguyễn Chí Tuyến, Bùi Hằng, Ls. Võ An Đôn, Ls Lê Công Định,
Nguyễn Lân Thắng…
- Đó là những kẻ trở cờ như: Nguyễn Khắc
Mai, Nguyên Ngọc, Lê Thị Vuôn, Trần Thái Hưng, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Quang A,
Ngô Bảo Châu, Tương Lai, Nguyễn Thanh Giang…
-Đó là số quan chức đã và đang tham nhũng,
tham ô, hủ hóa hoặc lạm quyền trong thực thi công vụ đang đi ngược lại với nghị
quyết của Trung ương, đang trực tiếp làm cho lòng tin của nhân dân với Đảng
giảm sút như: Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng…
4. Kết luận
Sự kiện Gạc Ma là một trong những sự kiện
tiêu biểu trong lịch sử chiến tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam trước
họa xâm lăng. Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu thế không bao giờ quên công lao
của các anh hùng liệt sỹ. Lịch sử Việt Nam được viết bằng máu, lá cờ Tổ
quốc đỏ mãi vì máu các anh đã ngã xuống, những người con ưu tú đã ra đi cho dân
tộc trường tồn mãi mãi.
Vinh danh các anh, những người anh hùng
của một dân tộc anh hùng.
Sự kiện Gạc Ma 1988: Có những kẻ đang cố quên lịch sử.
Reviewed by Sân Đình
on
07:56
Rating:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét