Người Châu Âu có vĩ đại như chúng ta tưởng?
Phú Ngẫn.
Ít người biết rằng cho đến tận ngày nay, nhân loại vẫn
đang được sử dụng những tấm bản đồ thế giới bị vẽ sai nhằm phục vụ cho mục đích
chính trị, không phải chỉ là sự nhập nhằng vài hòn đảo giữa biển Đông hay ở đâu
nó, mà những tấm bản đồ này bóp méo cả các châu lục và đại dương, vốn là di sản
của thời kỳ thực dân, không nhằm mục đích gì khác ngoài chứng minh Châu Âu là
trung tâm của thế giới.
Loại bản đồ phổ biến nhất hiện nay - được sử dụng trong
SGK địa lý của nước CHXHCN Việt Nam cho đến Google, Apple và Bing Map, đó là
bản đồ Mercator, được Gerardus Mercator vẽ vào năm 1569. Bằng cách đặt Châu Âu
vào giữa bản đồ, Mercator đã khiến cho vùng đất phía Nam của trái đất trông nhỏ
chỉ còn phân nửa, như băng đảo Greenland - vốn có diện tích chỉ bằng 1/2 nước
Úc - được thể hiện trên bản đồ rộng bằng tới 8/10 cả lục địa Châu Phi.
Điều này không phải tình cờ, mặc cảm tự tôn tức
superiority complex là điều hoàn toàn bình thường của con người. Chúng ta tự
hào khi cha ông mình xây một ngôi miếu thờ thành hoàng làng bao nhiêu, thì
người châu Âu tự hào rằng cha ông họ đã xây nên cả nền văn minh nhân loại gấp
cả triệu lần như thế. Dù trừ những ngoại lệ như Jules Ferry hay Adolf Hitler,
rất ít người phương Tây cảm thấy có nhu cầu cần phải nói ra. Công bằng mà nói
thì riêng đối với người da trắng, khi họ nói ra sự thật, đã là sự phân biệt
chủng tộc đối với dân mọi đen hay da vàng mũi tẹt. Luật chống phân biệt chủng
tộc được ra đời với mục đích duy nhất, là bắt họ phải im miệng.
Chúng ta cũng hay quên rằng "quốc gia" hay
"dân tộc" vốn không hề là những thực thể sống, mà chúng được lãnh đạo
bởi một nhóm những "con người", họ cũng sinh ra và lớn lên trong xã
hội của chính họ, cũng uống trà chiều lúc 3.00 pm và được dạy rằng ở khắp châu
Á, bọn trẻ con bị bắt buộc phải mặc Âu phục và học tiếng Anh. Nếu ai đó tin
rằng điều này không tác động tới suy nghĩ của họ khi lớn lên, thì quả là thật
ngây thơ.
Trong những văn phòng sang trọng ở Nhà Trắng, phòng Số
Mười hay điện Kremlil, mọi quyết định chiến lược có thể tác động tới cả thế
giới, sẽ chỉ được đưa ra sau 3 giây lướt qua tấm bản đồ đậm tư tưởng thực dân
của Mercator trên bàn làm việc. ICBM sẽ được đặt ở quốc gia nho nhỏ này, lá
chắn tên lửa sẽ được lắp ở đất nước bé xíu kia, tôi sẽ đưa quân vào dải đất con
con đó để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, vv , không phải ngẫu nhiên mà trong
suốt từ nửa sau thế kỷ 20, máu gần như luôn chỉ đổ ở những quốc gia bị coi là
nhược tiểu.
Một người gốc Á vừa bị đánh trên chuyến bay giá rẻ của
hãng hàng không lớn thứ 4 nước Mỹ, lời đồn thổi ban đầu khiến nhiều người Việt
hỉ hả share nhau với niềm tin rằng nạn nhân là công dân nước Lạ, thật vô cùng
sung sướng. Khi biết được nạn nhân là người gốc Việt, tất cả hoặc đột ngột im
lặng, đeo mo cau lảng sang chuyện khác, hoặc bới móc quá khứ không được tốt lắm
của anh hành khách, kiểu rằng cuộc đời bất hảo và thân phận châu Á của anh tự
nó bào chữa cho hành động của cảnh sát và hãng hàng không.
Luồng dư luận mạnh mẽ nhất phản đối United Airlines và
ủng hộ ông Đào, rất tiếc, lại đến từ người Trung Quốc. Người Việt Nam sẵn sàng
bênh một chị nghi phạm khủng bố, ám sát tầm cỡ quốc tế, chỉ vì nạn nhân là
người Triều Tiên hạ đẳng và vụ việc xảy ra ở xứ Mã Lai hạ đẳng. Khi bắt gặp
những sự việc dính đến "Tây" thì dân ta ngay lập tức, mất toàn bộ sức
phản kháng, cảnh sát Mỹ đánh một người vi phạm hợp đồng dân sự có trả tiền với
một hãng hàng không là bình thường, nhưng công an Việt Nam quật ngã một thằng
bán rong vi phạm pháp luật và chống đối người thi hành công vụ, thì lại bị dập
cho thân tàn ma dại.
Vị thế của người Châu Á đã được cải thiện đáng kể từ
những năm 60-70, khi Lý Tiểu Long thành công trong ngành điện ảnh Hoa Kỳ, rồi
đến những năm 80-90, khi người Nhật Bản vung tiền mua lại phân nửa Los Angeles,
dân da vàng mới tiệm cận da trắng trong vai trò những kẻ sáng tạo ra văn minh.
Nhưng tâm lý nhược tiểu thì vẫn còn cực kỳ sâu đậm ngay cả trong những xã hội
châu Á phát triển nhất như Nhật, Hàn, Đài, điều này phần nào khiến cho Châu Á -
vốn có GDP và dân số lớn hơn - không thể đoàn kết và trở thành một EU.
Sẽ không thể có sự bình đẳng tuyệt đối giữa người Tây và
người châu Á, mà chỉ có sự tôn trọng tương đối, khi những người da vàng nhỏ bé
đạt được những thành tựu về kinh tế, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật có thể cạnh
tranh với chính người phương Tây. Vì ở sâu thẳm trong mỗi con người, vẫn có cái
biên giới dân tộc nhất định, nó không chỉ mang tính văn hoá, mà còn cả sinh
học, như khi uống diệu, khác với người Tây, người châu Á chúng ta dễ bị đỏ mặt,
mạch máu giãn nở mạnh dẫn đến ức chế sản sinh cytokine, khiến cơ thể rất mệt
mỏi mà chỉ khi mang bên mình một chai Dr Thanh của Tân Hiệp Phát được sản xuất
với công nghệ Aseptic tiệt trùng khô thổi chai chiết rót liên hoàn phù hợp với
khẩu vị của người Á Châu, mới có thể tự tin ngồi chung mâm với họ. Đó vừa là
kinh nghiệm, vừa là bí quyết của giới doanh nhân sành sỏi.
Chỉ có đồng chủng mới yêu thương được nhau, đã đến lúc
hàng tỉ người da vàng nắm tay nhau, bỏ qua bất đồng, để nâng vị thế chung của
Châu Á lên tầm cao mới, đũa gỗ sẽ dần thay thế dĩa dao, anime sẽ phủ sóng
Cartoon Network và trà thanh nhiệt Dr Thanh của Tân Hiệp Phát sẽ có mặt trong
bữa sáng, trưa và tối của trường nội trú Eton, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây,
theo lời một anh nào đó đã tiên đoán cách đây 1/2 thế kỷ.
Quả là,
Da vàng, mũi tẹt, tóc đen,
Nắm tay ta sẽ tiến lên đại đồng.
Nhỡ mà không hoá được Rồng,
Thì ít ra cũng chim công, phượng hoàng.
Người Châu Âu có vĩ đại như chúng ta tưởng?
Reviewed by Sân Đình
on
04:18
Rating:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét