VÀI LỜI VỚI HAI DÂN BIỂU ĐỨC
Bấy lâu nay khi nói đến vấn đề nhân quyền thì một
trong những chủ đề mà đám dân chủ cũng như những tổ chức, cá nhân nước ngoài
thiếu thiện cảm với Việt Nam khai thác đó là việc liên quan đến vấn đề giam giữ
các phạm nhân trong các trại giam, trại tạm giam. Mới đây nhất, nhân việc hai vị
dân biểu của Đức là Martin Patzelt và Philipp Lengfeld của Đức có chuyến sang
Việt Nam để "tiếp tục tìm
hiểu và thâu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như thăm
Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong tù, như ông Patzelt đã tuyên bố hồi tháng 4
năm ngoái.”
Martin Patzelt
Philipp Lengfeld
Tuy nhiên, mục đích thăm gặp Nguyễn Hữu Vinh không được cơ sở giam
giữ giải quyết. Vì thế, khi trở lại Đức, dân biểu Martin Patzelt tỏ ra cay cú: “tôi phải nói
lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân
quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger
Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù”. Còn đám rận Việt thì đăng đàn
ngay trên lề trái với luận điệu “Việt Nam từ chối không cho
thăm nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam tù”.
Tất cả đó chỉ là màn kịch của đám dân chủ cũng như các vị dân biểu
ngoại bang kia mà thôi. Chúng ta phải nhìn nhận khách quan vấn đề ở chỗ việc
quản lý phạm nhân là vấn đề vừa có tính trừng phạt người có hành vi phạm tội,
vừa phải giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội và phải tuân
theo các quy định chặt chẽ về việc thi hành án phạt tù.
Theo Điều 4 Thông tư 46/2011/TT-BCA ngày 30 tháng 6 năm 2011 Quy
định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc
điện thoại với thân nhân quy định:
“1. Những người là thân nhân phạm nhân được thăm gặp phạm nhân
gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp
pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em
ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị thăm gặp
phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan
thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp
với lợi ích chính đáng của phạm nhân và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục
cải tạo phạm nhân.”
Hơn nữa, việc thăm gặp phạm nhân phải tuân theo trình tự được quy
định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này như sau:
“1. Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ
thăm gặp (trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin
thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú
hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập) và phải có một trong
những giấy tờ sau (trừ người dưới 16 tuổi): Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu;
giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân
thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm
quyền nêu trên xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh….”
Đối chiếu với các quy định như vậy, thì hai vị
dân biểu kia không phải thân nhân của Nguyễn Hữu Vinh, có nghĩa là không thuộc
trường hợp thứ nhất mà chỉ có thể thuộc trường hợp thứ hai đó là cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác. Nhưng việc các cá nhân này thăm Nguyễn Hữu Vinh chỉ là đề
nghị ở phía họ chứ việc đồng ý hay không phải do thủ trưởng các cơ sở giam giữ
quyết định trên cơ sở phù hợp với lợi ích chính đáng của phạm nhân hoặc yêu cầu
của công tác quản lý giáo dục phạm nhân. Điều này là hoàn toàn phù hợp với việc
thi hành loại hình phạt này.
Hơn nữa, muốn được đồng ý thăm phạm nhân thì
phải có giấy tờ đầy đủ như trên đã nêu. Tuy nhiên, các vị dân biểu kia chỉ võ
mồm, võ đoán mà không thấy công khai bất cứ giấy tờ xác nhận của bất kỳ cơ quan
tổ chức nào. Điều đó có nghĩa, các vị muốn gặp là được sao? Sự tùy tiện đó dẫn
đến không được chấp nhận thăm gặp là điều hoàn toàn dễ hiểu.
VÀI LỜI VỚI HAI DÂN BIỂU ĐỨC
Reviewed by Sân Đình
on
01:05
Rating:

5 nhận xét:
mục đích thăm gặp Nguyễn Hữu Vinh không được cơ sở giam giữ giải quyết. Vì thế, khi trở lại Đức, dân biểu Martin Patzelt tỏ ra cay cú , nhưng Tất cả đó chỉ là màn kịch của đám dân chủ cũng như các vị dân biểu ngoại bang kia mà thôi. Chúng ta phải nhìn nhận khách quan vấn đề ở chỗ việc quản lý phạm nhân là vấn đề vừa có tính trừng phạt người có hành vi phạm tội, vừa phải giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội và phải tuân theo các quy định chặt chẽ về việc thi hành án phạt tù.
dân biểu Martin Patzelt và dân biểu Philip Lengsfeld đến Việt Nam vào tháng 6 này với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên Bang Đức.Trọng tâm của chuyến đi là tiếp tục tìm hiểu và thu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam; cũng như thăm blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong nhà tù. Nhưng Hai dân biểu Liên bang Đức, Martin Patzelt và Philip Lengsfeld, không được phép thăm tù nhân lương tâm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh hiện phải thụ án tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân…’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.việc không cho 2 dân biểu Đức thăm Ba sàm là quyết định hoàn toàn hợp pháp không vi phạm nhân quyền. Không phải cứ muốn gặp là đc gặp mà còn phải tuân thủ đúng luật pháp VN.
Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba sàm) từng là sỹ quan an ninh 20 năm nhưng đã bị các phần tử phản động lôi kéo, thực hiện nhiều hành vi hô hào, cổ động tạo ra một diễn đàn chống Việt Nam trên mạng Internet,Nguyễn Hữu Vinh còn kết nối quan hệ với Việt Tân - một tổ chức ở Mỹ chuyên chống Việt Nam, liên tục có những tin, bài xuyên tạc lịch sử, bôi xấu chế độ, kích động chống phá chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đây là một tên tù nhân chính trị cực kỳ nguy hiểm do vậy cần phải có sự giám sát chặt trẽ. không phải ai muốn gặp là được gặp, mà đặc biệt là mục đích của 2 tên dân biểu Đức thì ai cũng biết đó là vận động, tổ chức đấu tranh "dân chủ". Việc không cho 2 dân biểu thăm tên tù nhân chính trị này là hoàn toàn đúng
Hai tên dân biểu của Đức là Martin Patzelt và Philipp Lengfeld có chuyến sang Việt Nam để "là tiếp tục tìm hiểu và thu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam; cũng như thăm blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong nhà tù" nhưng không được cơ sở giam giữ giải quyết nên tỏ ra cay cú và khi về nước đã có rất nhiều bài viết bôi nhọ VN, viết sai về tình hình nhân quyền ở VN. xin thưa với 2 ngài rằng: muốn được đồng ý thăm phạm nhân thì phải có giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên, các vị dân biểu kia chỉ võ mồm, võ đoán mà không thấy công khai bất cứ giấy tờ xác nhận của bất kỳ cơ quan tổ chức nào do vậy không được chấp nhận thăm gặp là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Được biết một số tổ chức phản động lưu vong tổ chức cho con mụ vợ của Nguyễn Hữu Vinh (Blogger Ba sàm) là Lê Thị Minh Hà đi chu du khắp Châu Âu để vận động can thiệp trả tự do cho Ba Sàm. và việc 2 tên dân biểu Đức sang VN lần này mục đích chính là để gặp Ba sàm để bàn về âm mưu thực hiện đấu tranh rận chủ tại Vn. Thật sáng suốt khi cơ sở giam giữ không cho 2 tên này gặp Ba Sàm.
Đăng nhận xét