ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KIẾN NGHỊ XEM XÉT MIỄN NHIỆM THỨ TRƯỞNG HỒ THỊ KIM THOA
Từ ngày 25 đến 27-7-2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đã họp kỳ 16. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí
thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp
này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
I- Kiểm
tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây
Nam bộ và một số cá nhân
1. Cơ quan Thường
trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm
sau:
- Thiếu
trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế
làm việc, các quy định về công tác cán bộ, để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm
nghiêm trọng trong thời gian dài tại Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
- Chưa phát
huy vai trò lãnh đạo của tập thể Thường trực Cơ quan Ban Chỉ đạo và Đảng ủy Cơ
quan, để một số cá nhân vi phạm quy chế làm việc, quyết định tuyển dụng, tiếp
nhận, bổ nhiệm ngạch công chức, xếp bậc lương, bổ nhiệm, điều động cán bộ không
đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc,
quy định về công tác cán bộ.
- Buông lỏng
lãnh đạo, quản lý, để Văn phòng, bộ phận nghiệp vụ tài chính, kế toán Cơ quan
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (giai đoạn 2011-2016) vi phạm các quy định về quản lý
tài chính, để ngoài sổ sách kế toán nguồn kinh phí vận động tài trợ số tiền
trên một trăm tỷ đồng.
2. Đồng chí Nguyễn
Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó
Trưởng ban Thường trực, Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ,
giai đoạn 2011-2016
- Với trách
nhiệm người đứng đầu, Đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết
điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn
2011-2016.
- Vi phạm
Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc cho chủ trương và quyết
định về công tác tổ chức, cán bộ; trực tiếp ký bổ nhiệm 32 trường hợp không bảo
đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó
có trường hợp Vũ Minh Hoàng và Nguyễn Tiến Khoa.
- Buông lỏng
quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới làm trái các quy định về quản lý tài
chính, tài sản; để ngoài sổ sách kế toán số tiền trên một trăm tỷ đồng; lập chứng
từ khống để rút ngân sách nhà nước và tiền tài trợ, gây thất thoát nghiêm trọng
tiền, tài sản của Nhà nước.
- Vi phạm
trong việc chuyển giao hơn hai nghìn m2 đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội
Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ.
- Vi phạm quy
định của Đảng trong việc tự nhận đề cử chức Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân
nghèo Tây Nam bộ. Lấy danh nghĩa Ban Chỉ đạo để vận động tài trợ cho Hội là
không đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
3. Đồng chí Nguyễn
Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
- Đồng chí
cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường
trực Ban Chỉ đạo.
- Trực tiếp
ký 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không bảo đảm nguyên tắc, quy trình,
thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
- Ký ban
hành một số văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế làm việc
của Ban Chỉ đạo; ký văn bản đề nghị UBND thành phố Cần Thơ giao đất của Cơ quan
Ban Chỉ đạo cho Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam bộ không đúng quy định.
- Vi phạm
các nguyên tắc, quy định của Đảng trong việc quyết định tiếp nhận và phân công
nhiệm vụ cho một số đảng viên.
4. Ngoài 02 đồng
chí nêu trên, UBKT Trung ương đã kiểm tra và kết luận vi phạm, khuyết điểm của
các đồng chí Chánh Văn phòng, nguyên Chánh Văn phòng, Kế toán trưởng, nguyên Kế
toán trưởng, Thủ quỹ và nguyên Thủ quỹ của Cơ quan Ban Chỉ đạo giai đoạn
2011-2016.
Những vi
phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Phong Quang, đồng chí Nguyễn
Quốc Việt và một số đồng chí trong Cơ quan
Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã gây hậu quả rất nghiêm
trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban
Chỉ đạo, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật đảng.
II- Về
kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam và một số cá nhân
1. Ban Thường vụ
Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015
- Thiếu
trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám
sát tổ chức đảng, đảng viên; không xem xét, xử lý trách nhiệm đối với một số
cán bộ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các
đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm. Điều động, luân chuyển, bổ
nhiệm một số trường hợp vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.
- Thiếu
trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng, bảo
toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tập
đoàn và một số công ty trực thuộc không bảo toàn được vốn chủ sở hữu; hoạt động
sản xuất kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng, trong đó nhiều công ty thua lỗ liên tục
2 năm trở lên, điển hình như Công ty Đạm Ninh Bình lỗ 4 năm liền; một số công
ty của Tập đoàn góp vốn thành lập các công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên
kết không hiệu quả. Vi phạm trong quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả và việc
trích lập quỹ; trong việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, quản lý và sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả.
- Thiếu trách
nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Đối với dự
án Nhà máy Đạm Ninh Bình, mặc dù đã được các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cảnh
báo Dự án hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, song HĐTV và Tổng Giám đốc Tập
đoàn vẫn trình cấp có thẩm quyền quyết định triển khai, dẫn đến Nhà máy liên tục
thua lỗ với số tiền trên 2.500 tỷ đồng. Nhiều dự án Tập đoàn đầu tư không hiệu
quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỷ đồng.
- HĐTV và Tổng
Giám đốc Tập đoàn thiếu kiểm tra, giám sát để Ban quản lý dự án Đạm Ninh Bình
thay đổi thiết bị xuất xứ từ các nước EU, G7 sang thiết bị của Trung Quốc không
đúng với hợp đồng; có nhiều vi phạm trong ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh quyết
toán với nhà thầu, chậm quyết toán hoàn thành dự án; một số dự án sai phạm từ
khâu lập dự án, thẩm định, phê duyệt, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán
và thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, làm tăng tổng mức đầu tư; có dự án phải
tạm dừng thanh toán cho nhà thầu do không có kinh phí.
2. Đối với
cá nhân
2.1. Đồng
chí Nguyễn
Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn
- Chịu
trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập
đoàn nhiệm kỳ 2010-2015.
- Với trách
nhiệm người đứng đầu, Đồng chí đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu
kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ;
trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn, gây hậu quả rất
nghiêm trọng; để Tập đoàn và một số công ty không bảo toàn được vốn Nhà nước
giao.
- Thiếu
kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự
án DAP số 2 Lào Cai. Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong việc triển
khai dự án đạm Hà Bắc.
2.2. Đồng
chí Đỗ
Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng
Công ty Hoá chất Việt Nam
Chịu trách
nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong chỉ đạo thực hiện dự án Đạm
Ninh Bình ở giai đoạn đầu, cụ thể là: Thiếu trách nhiệm khi trình cấp có thẩm
quyền Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, trong khi Quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam chưa được phê duyệt. Mặc
dù đã được các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cảnh báo Dự án hiệu quả thấp, tiềm
ẩn nhiều rủi ro, song Đồng chí vẫn trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. Đến
nay, Dự án hoạt động không hiệu quả, thua lỗ rất nghiêm trọng, mất hoàn toàn vốn
chủ sở hữu của Nhà nước.
2.3. Đồng
chí Nguyễn
Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty,
nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn
- Chịu
trách nhiệm chung về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập
đoàn.
- Với cương
vị người đứng đầu, Đồng chí đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra
những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý vốn, tài sản, đất đai, đầu
tư. Chịu trách nhiệm khi ký các quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
điều chỉnh dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án
trái với ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ.
- Thiếu kiểm
tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Dự
án Đạm Hà Bắc, Dự án DAP số 2 Lào Cai.
- Chịu
trách nhiệm chính trong việc ban hành nghị quyết của HĐQT về thực hiện Dự án đầu
tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp tại số 233B,
Nguyễn Trãi, Hà Nội trái quy định.
2.4. Đồng chí Đỗ
Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan; nguyên Ủy viên
HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng công ty; nguyên Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tập
đoàn
- Thiếu
trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong quản
lý vốn, tài sản, đất đai, đầu tư của Tập đoàn.
- Chịu
trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định và triển khai Dự
án đạm Ninh Bình, Dự án đạm Hà Bắc và Dự án DAP số 2 Lào Cai.
- Chịu
trách nhiệm trong việc ban hành văn bản về Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung
tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp tại số 233B, Nguyễn Trãi, Hà Nội trái
quy định
2.5. Đồng
chí Nguyễn Gia
Tường, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn
- Chịu
trách nhiệm chung về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập
đoàn.
- Chịu
trách nhiệm cùng với tập thể HĐQT, HĐTV Tập đoàn về những vi phạm, khuyết điểm
trong công tác cán bộ; trong việc ban hành các nghị quyết, quyết định các dự án
và quản lý đất đai; buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những
vi phạm, khuyết điểm trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập
đoàn.
2.6. Đồng chí Nguyễn
Đình Khang, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ, nguyên Thành viên
HĐTV, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn; nguyên Uỷ viên HĐQT Tổng Công
ty
Chịu trách
nhiệm chung về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn
trong quản lý vốn, tài sản, đất đai, đầu tư của Tập đoàn.
Những vi
phạm, khuyết
điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ các nhiệm kỳ
2005-2010, 2010-2015 và các đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Đỗ
Quang Chiêu, Nguyễn Quốc Tuấn, Đỗ Duy Phi là rất nghiêm
trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Khuyết
điểm, vi phạm của đồng chí Nguyễn Gia Tường và đồng chí Nguyễn
Đình Khang chưa đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật, UBKT
Trung ương yêu cầu hai đồng chí kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm
sâu sắc.
III- Xem
xét, thi hành kỷ luật đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng,
Thứ trưởng Bộ Công thương
UBKT Trung
ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Hồ Thị Kim Thoa trong thời
gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang
(từ 1/2004-5/2010) như đã kết luận tại Kỳ họp thứ 15 của UBKT Trung ương.
UBKT
Trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Hồ Thị Kim Thoa là
nghiêm trọng. Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng
viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối
với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa.
Căn cứ
Quy định số 260-QĐ/TW của Bộ Chính trị, UBKT Trung ương kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của đồng chí Hồ Thị Kim Thoa.
IV- Xem xét, thi
hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Thanh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám thị
và đồng chí Lưu Hoàng Vũ, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Giám thị Trại giam Thạnh
Hòa, Tổng cục VIII, Bộ Công an
Đồng chí
Nguyễn Văn Thanh trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám thị và đồng
chí Lưu Hoàng Vũ trong thời gian giữ chức vụ Đảng ủy viên, Phó Giám thị Trại
giam Thạnh Hòa đã thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định trong việc xem xét, đề
nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân. Vi phạm của các đồng
chí đã ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà
nước ta đối với người phạm tội.
Căn cứ
Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT
Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí
Nguyễn Văn Thanh và kỷ luật khiển trách đối với đồng
chí Lưu Hoàng Vũ.
V- Cũng tại Kỳ họp
này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo
thẩm quyền 04 trường hợp; tham gia ý kiến về giải quyết khiếu nại kỷ luật 02
trường hợp thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KIẾN NGHỊ XEM XÉT MIỄN NHIỆM THỨ TRƯỞNG HỒ THỊ KIM THOA
Reviewed by Sân Đình
on
05:21
Rating:

1 nhận xét:
Chính phủ Đức xác nhận tình báo Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
August 2, 2017
Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. (Hình: zdgrupp)
BERLIN, Đức (AP) – Chính phủ Đức hôm Thứ Tư tố cáo tình báo Việt Nam liên quan đến vụ mà họ gọi là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23 Tháng Bảy, đồng thời, yêu cầu tùy viên an ninh tòa đại sứ Việt Nam phải rời Đức trong 48 giờ.
Theo AP, ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, bị cáo buộc làm thất thoát khoảng $150 triệu trong thời gian tại chức.
Ông Thanh bị Bộ Công An Việt Nam truy nã quốc tế từ Tháng Chín năm ngoái.
Hôm Thứ Hai, Bộ Công An nói rằng ông “đầu thú” tại Hà Nội sau một thời gian bỏ trốn. Tuy nhiên, chính quyền Đức bây giờ nói rằng ông Thanh bị bắt cóc.
Đức cũng cho biết ông Thanh từng xin tị nạn, nhưng đơn của ông chưa được duyệt xét, và phía Việt Nam đòi Đức trục xuất ông.
“Không còn gì có thể nghi ngờ là tình báo và tòa đại sứ Việt Nam có tham dự trong vụ bắt cóc công dân Việt Nam tại Berlin,” ông Martin Schaefer, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Đức, nói với báo giới.
Về vụ bắt cóc, ông Schaefer nói thêm, “là một chuyện chưa có tiền lệ và vi phạm nghiêm trong luật pháp Đức và quốc tế” và “có thể có ảnh hưởng xấu rất lớn đối với quan hệ hai nước.”
Trịnh Xuân Thanh đứng chụp hình phía sau một chuyến xe buýt chứng minh ông ta đang ở Âu Châu hồi Tháng Mười Một 2016. (Hình: Bùi Thanh Hiếu Blogspot)
Hôm Thứ Ba, đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu đến Bộ Ngoại Giao, và Đức yêu cầu Việt Nam giao trả ông Thanh lại cho họ để có thể duyệt xét yêu cầu tị nạn của ông một cách đúng đắn.
Ông Schaefer nói rằng các giới chức Đức và Việt Nam có thảo luận với nhau bên lề cuộc họp thượng đỉnh G-20, về yêu cầu của Hà Nội, muốn dẫn độ ông Thanh về nước.
Đức tuyên bố tùy viên an ninh tại tòa đại sứ Việt Nam ở Berlin là “người không được chấp thuận” (persona non grata) và yêu cầu người này phải rời Đức trong 48 giờ, ông Schaefer nói.
“Chúng tôi có quyền đưa ra thêm biện pháp nếu cần, có liên quan đến các chính sách chính trị, kinh tế và phát triển,” ông nói thêm.
Các công tố viên ở Berlin cho biết họ không thể đưa ra ý kiến vụ này, ngoại trừ xác nhận là đang có một cuộc điều tra.
Điện thoại gọi đến tòa đại sứ Việt Nam không có ai trả lời.
Ông Thanh từng làm chủ tịch Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam cho tới năm 2013, rồi sau đó được ‘luân chuyển’ về làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang,
Tháng Năm năm 2016, ông được bầu làm đại biểu Quốc Hội, nhưng bị loại sau đó.
Trong thời gian qua, đảng Cộng Sản Việt Nam cho biết đang mở chiến dịch chống tham nhũng. (Đ.D.)
Đăng nhận xét