ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO NGUYỄN QUỐC DUY: MỘT VỞ KỊCH RẺ TIỀN

          Ngày 20/9/2017, Đài Á Châu Tự Do đưa tin: Tổ chức Freedom Now và Công ty Luật quốc tế King & Spadling LLP vừa đồng đệ trình trường hợp Nguyễn Hữu Quốc Duy mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” lên Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Tùy Tiện hôm 19/9. Được biết, hoạt động này nhằm mục đích “nhận được ý kiến từ Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Tùy Tiện đối với việc các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam tiến hành bắt giam Nguyễn Hữu Quốc Duy”.
Nguyễn Hữu Thiên An (bên trái) và Nguyễn Hữu Quốc Duy tại Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa hôm 23/8/2016

          Theo Freedom Now thì việc giam giữ Nguyễn Hữu Quốc Duy như thế là vi phạm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính Trị cũng như Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền.
          Giám đốc phụ trách lĩnh vực pháp lý của Freedom Now, Kate Barth còn bịa đặt trắng trợn rằng “trong vòng hai năm qua Việt Nam cho tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng trên mạng, bắt giữ gần hai chục nhà hoạt động, xiết chặt biện pháp truy cập mạng. Việc giam tù Nguyễn Hữu Quốc Duy là một điển hình của tình trạng suy thoái về tự do Internet đáng ngại ở Việt Nam. Freedom Now cho rằng việc tiếp tục cầm tù Nguyễn Hữu Quốc Duy vi phạm các quyền con người căn bản của thanh niên này, trong đó có quyền tự do biểu đạt.
          Freedom Now kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Hữu Quốc Duy. Tổ chức này tin tưởng Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Tùy Tiện cũng sẽ có kết luận tương tự”.
          Rõ ràng, những hành vi trên đã đi ngược lại những nguyên tắc, chuẩn mực ngoại giao quốc tế, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tổ chức Freedom Now và Công ty Luật quốc tế King & Spadling LLP cho rằng: Nguyễn Hữu Quốc Duy chỉ “thực hiện các quyền căn bản của công dân, đó là quyền tự do biểu đạt” không vi phạm pháp luật nên phải được trả tự do ngay lập tức mà đã quên mất rằng không có cái gọi là “dân chủ quá trớn, tự do quá đà”; trái lại, tự do ngôn luận phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
          Liên Hiệp quốc trong các Tuyên ngôn, Công ước của mình cũng ra các quy định nhằm kiểm soát việc phát ngôn của cá nhân trên cơ sở tôn trọng lợi ích cộng đồng. Khoản 2, Điều 29 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền quy định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”.
          Điều 19 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”. Việc thực hiện những quyền trên phải: “Kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
          Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy nhiên, cũng như ở mọi nước khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành vi vi phạm pháp luật. Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
          Bản cáo trạng tại phiên tòa mở ngày 23/8/2016 đã chỉ rõ, Nguyễn Hữu Quốc Duy thường xuyên truy cập các trang mạng Internet có nội dung chống Nhà nước để theo dõi, chia sẻ tin, bài viết. Từ tháng 6 đến tháng 11/2015, Duy đã soạn thảo, đăng, chia sẻ 58 bài viết trên facebook cá nhân thể hiện quan điểm về nhiều vấn đề có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Không những vậy, Duy còn kết bạn, nhắn tin trao đổi trên facebook để nói xấu, đưa ra những thông tin sai lệch về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ đó kêu gọi mọi người xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý xã hội của Nhà nước.

          Vậy có thể thấy, bằng nhiều hành vi khác nhau Nguyễn Hữu Quốc Duy đã đã truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, gieo rắc sự nghi ngờ bất mãn với chế độ; có lời nói, việc làm xúc phạm chính quyền; phát tán những thông tin bịa đặt tác động đến tư tưởng, tâm lý gây ra sự lo lắng, hoang mang trong quần chúng nhân dân; lưu hành những văn hóa phẩm có nội dung kích động chống đối chính quyền, xuyên tạc chế độ XHCN… Hành vi của Nguyễn Hữu Quốc Duy đã xâm phạm đến sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong xã hội qua đó đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ XHCN. Vì vậy, việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, điều tra để xử lý Nguyễn Hữu Quốc Duy về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo Điều 88 BLHS là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên./.
ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO NGUYỄN QUỐC DUY: MỘT VỞ KỊCH RẺ TIỀN ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO NGUYỄN QUỐC DUY: MỘT VỞ KỊCH RẺ TIỀN Reviewed by Diệp Hoa on 11:30 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Liên hệ gửi bài đăng: [email protected] Được tạo bởi Blogger.