DÉP NHỰA TIỀN PHONG KÝ SỰ
Dép nhựa Tiền Phong là một sản phẩm “vàng” của Xí nghiệp
Nhựa Thiếu niên Tiền phong được thành lập năm 1959, nay là Công ty cổ phần Nhựa
Thiếu niên Tiền phong.
Dép nhựa
quai hậu ngày đó có được sản xuất ở Hà Nội, Thái Bình nhưng nổi tiếng nhất vẫn
là dép Tiền Phong với tên gọi dân dã là "móng", dân chơi Hà Nội thì
gọi là "gò". Đó là đôi dép màu trắng trong, có quai chéo phía trước,
có khuy bằng nhôm cài quai đục lỗ phía sau, nhìn đơn giản nhưng khá...
sành điệu!
Hồi bấy
giờ, dép nhựa Tiền Phong thực sự là của hiếm. Nam thanh niên nào ra đường mặc
quần thụng, áo bay Nga, đội mũ cối Tàu, chân đi tông Thái hoặc đôi dép nhựa
Tiền Phong thì đúng là… vô đối, nhiều người nhìn lác mắt. Dép nhựa Tiền Phong
thịnh hành, làm mưa làm gió trên thị trường hàng tiêu dùng trong nước từ cuối
những năm 80 đến nửa đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Hồi đầu
dép nhựa Tiền Phong bán phân phối nên có tiền cũng chẳng mua được. Các gia đình
phải tăng gia sản xuất, nuôi lợn để bán cho Nhà nước mới được tờ giấy ưu tiên
mua dép nhựa Tiền Phong. Kẻ ít tiền hoặc không có ưu tiên chỉ mua được dép nhựa
tái sinh làm bằng nhựa phế liệu có mầu tiết luộc.
Thời kỳ
này, cùng với dép cao su, dép nhựa, dép rọ (theo mẫu dép dành cho sĩ quan quân
đội) cũng được khá nhiều người sử dụng, nhất là người cao tuổi. Chính vì thế
các hợp tác xã nhựa mọc lên khá nhiều và chỉ sản xuất vào ban đêm vì ban ngày
thiếu điện, không chạy máy được.
Dép nhựa
Tiền Phong trắng cũng không có gì đặc biệt, nó được làm từ hạt nhựa nguyên chất
không pha mầu. Người ta không đúc liền mà đúc đế riêng, quai riêng, sau đó lồng
quai vào đế qua hàng lỗ. Lần đầu đi ai cũng bị xây xát ngón cái và ngón út do
quai dép cọ vào. Mới đi, dép còn mềm và vẫn giữ được mầu trắng nhưng sau ngả
sang mầu vàng và cũng cứng dần vì nhựa bị lão hóa, càng vàng càng cứng. Đi gần
hết một đời dép thì chân có chai. Dép nhựa có ưu điểm bám đường và cho người đi
cảm giác thật chân. Nhưng vào ngày mưa, đi dép này trên đường đất thì... khốn
khổ vì đất bám đầy vào phần rỗng dưới đế dép. Khi nhựa bị lão hóa dép rất dễ
vỡ. Bỏ thì tiếc, muốn sử dụng tiếp chỉ còn cách mang đi hàn. Thợ hàn dép nhựa
ngồi đầy các cổng chợ, các xó xỉnh quanh phố. Nếu không muốn hàn, đôi dép mòn
vẹt vá víu nhằng nhịt cũng vẫn bán được cho hàng chè chai lông vịt đi rong khắp
các xó xỉnh.
Dép nhựa
Tiền Phong thiết kế đơn giản nhưng rất bền và quan trọng rất dễ sửa chữa. Vì
chỉ cần một thanh sắt mỏng nung nóng, ai cũng có thể xử lý được chỗ bị đứt,
rách mà không phải mang ra hiệu... Từ sau khi Nhà nước từng bước xóa bỏ cơ chế
bao cấp thì giấc mơ sở hữu một đôi dép nhựa Tiền Phong chính hiệu mới được toại
nguyện trong thanh niên thành thị và gia đình tạm coi là có "của ăn của
để" ở nông thôn.
Dép nhựa
Tiền Phong giờ được coi là một "biểu tượng" của thời bao cấp. Mặc dù
vậy, hiện nay thương hiệu này không hẳn là của hiếm vì người ta vẫn có thể tìm
mua trong các sạp, quầy hàng giày dép, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng đồng
bào dân tộc ít người. Sau mấy chục năm, dép nhựa Tiền Phong vẫn “thủy chung”
với hình dáng, mẫu mã ấy. Trên các phiên chợ vùng cao vẫn thấy người dân chọn
mua dép nhựa Tiền Phong. Các chiến sĩ biên phòng đóng quân ở những nơi thâm sơn
cùng cốc vẫn chọn dép nhựa Tiền Phong để đi vì chỉ có “nó” xem ra mới chịu đựng
được những chuyến “cuốc bộ”, băng rừng vượt núi…
Dép nhựa Tiền Phong là một sản phẩm “vàng” của Xí nghiệp
Nhựa Thiếu niên Tiền phong được thành lập năm 1959, nay là Công ty cổ phần Nhựa
Thiếu niên Tiền phong.
Dép nhựa
quai hậu ngày đó có được sản xuất ở Hà Nội, Thái Bình nhưng nổi tiếng nhất vẫn
là dép Tiền Phong với tên gọi dân dã là "móng", dân chơi Hà Nội thì
gọi là "gò". Đó là đôi dép màu trắng trong, có quai chéo phía trước,
có khuy bằng nhôm cài quai đục lỗ phía sau, nhìn đơn giản nhưng khá...
sành điệu!
Hồi bấy
giờ, dép nhựa Tiền Phong thực sự là của hiếm. Nam thanh niên nào ra đường mặc
quần thụng, áo bay Nga, đội mũ cối Tàu, chân đi tông Thái hoặc đôi dép nhựa
Tiền Phong thì đúng là… vô đối, nhiều người nhìn lác mắt. Dép nhựa Tiền Phong
thịnh hành, làm mưa làm gió trên thị trường hàng tiêu dùng trong nước từ cuối
những năm 80 đến nửa đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Hồi đầu
dép nhựa Tiền Phong bán phân phối nên có tiền cũng chẳng mua được. Các gia đình
phải tăng gia sản xuất, nuôi lợn để bán cho Nhà nước mới được tờ giấy ưu tiên
mua dép nhựa Tiền Phong. Kẻ ít tiền hoặc không có ưu tiên chỉ mua được dép nhựa
tái sinh làm bằng nhựa phế liệu có mầu tiết luộc.
Thời kỳ
này, cùng với dép cao su, dép nhựa, dép rọ (theo mẫu dép dành cho sĩ quan quân
đội) cũng được khá nhiều người sử dụng, nhất là người cao tuổi. Chính vì thế
các hợp tác xã nhựa mọc lên khá nhiều và chỉ sản xuất vào ban đêm vì ban ngày
thiếu điện, không chạy máy được.
Dép nhựa
Tiền Phong trắng cũng không có gì đặc biệt, nó được làm từ hạt nhựa nguyên chất
không pha mầu. Người ta không đúc liền mà đúc đế riêng, quai riêng, sau đó lồng
quai vào đế qua hàng lỗ. Lần đầu đi ai cũng bị xây xát ngón cái và ngón út do
quai dép cọ vào. Mới đi, dép còn mềm và vẫn giữ được mầu trắng nhưng sau ngả
sang mầu vàng và cũng cứng dần vì nhựa bị lão hóa, càng vàng càng cứng. Đi gần
hết một đời dép thì chân có chai. Dép nhựa có ưu điểm bám đường và cho người đi
cảm giác thật chân. Nhưng vào ngày mưa, đi dép này trên đường đất thì... khốn
khổ vì đất bám đầy vào phần rỗng dưới đế dép. Khi nhựa bị lão hóa dép rất dễ
vỡ. Bỏ thì tiếc, muốn sử dụng tiếp chỉ còn cách mang đi hàn. Thợ hàn dép nhựa
ngồi đầy các cổng chợ, các xó xỉnh quanh phố. Nếu không muốn hàn, đôi dép mòn
vẹt vá víu nhằng nhịt cũng vẫn bán được cho hàng chè chai lông vịt đi rong khắp
các xó xỉnh.
Dép nhựa
Tiền Phong thiết kế đơn giản nhưng rất bền và quan trọng rất dễ sửa chữa. Vì
chỉ cần một thanh sắt mỏng nung nóng, ai cũng có thể xử lý được chỗ bị đứt,
rách mà không phải mang ra hiệu... Từ sau khi Nhà nước từng bước xóa bỏ cơ chế
bao cấp thì giấc mơ sở hữu một đôi dép nhựa Tiền Phong chính hiệu mới được toại
nguyện trong thanh niên thành thị và gia đình tạm coi là có "của ăn của
để" ở nông thôn.
Dép nhựa
Tiền Phong giờ được coi là một "biểu tượng" của thời bao cấp. Mặc dù
vậy, hiện nay thương hiệu này không hẳn là của hiếm vì người ta vẫn có thể tìm
mua trong các sạp, quầy hàng giày dép, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng đồng
bào dân tộc ít người. Sau mấy chục năm, dép nhựa Tiền Phong vẫn “thủy chung”
với hình dáng, mẫu mã ấy. Trên các phiên chợ vùng cao vẫn thấy người dân chọn
mua dép nhựa Tiền Phong. Các chiến sĩ biên phòng đóng quân ở những nơi thâm sơn
cùng cốc vẫn chọn dép nhựa Tiền Phong để đi vì chỉ có “nó” xem ra mới chịu đựng
được những chuyến “cuốc bộ”, băng rừng vượt núi…
DÉP NHỰA TIỀN PHONG KÝ SỰ
Reviewed by Diệp Hoa
on
03:50
Rating:

1 nhận xét:
Có còn bán ko
Đăng nhận xét