SỰ NGỘ NHẬN KHI SO SÁNH NAM - BẮC TRIỀU VỚI VIỆT NAM
Thật vậy, Triều Tiên bị Nhật xâm chiếm
làm thuộc địa từ đầu thế kỷ 20, đến chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật ở phe Trục
nên khi kết thúc chiến tranh, hai lực lượng giải giáp quân Nhật là Liên xô và
Mỹ , sau đó bàn giao cho chính quyền trước đó thì thuộc Triều tiên, tùy vào lực
lượng được Liên xô chấp nhận là Kim Nhật Thành ở phía Bắc và Mỹ thì chọn lực
lượng Lý Thừa Vãn ở phía Nam. Sau đó sau nhiều nổ lực không thống nhất bằng
chính trị được, đến 1950 Bắc Triều tiên tiến hành bằng giải pháp quân sự. Đến
khi Mỹ nhảy vào và Trung quốc tham chiến thì cục diện 1953 xem như 2 chính
quyền. Đến 1992 đều cùng gia nhập Liên hiệp quốc cùng lúc, thành 2 quốc gia độc
lập và đầy đủ.
Trong khi đó, Việt Nam trước 1945 thuộc
Pháp, một thành viên thuộc đồng minh. Đến khi Nhật hất cẳng Pháp, Nhật lâp nên
chính phủ Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam, Bảo Đại dựa vào thế lực Nhật
tuyên hủy hiệp ước Patenôte 1884. Như vậy chính phủ này do Nhật dựng nên và
thân Nhật nên rõ ràng theo Tuyên Bố Cairo ngày 27/11/1943 rằng sẽ không công
nhận bất cứ chính phủ nào do Đế Quốc Nhật thành lập tại các lãnh thổ chiếm
đóng. Cũng như không đáp ứng yêu cầu về lãnh thổ của lực lượng thân phe Trục.
Nhận thức được việc này, trước thời cơ
lịch sử khi Nhật thua trận, Pháp suy yếu, khi chính phủ Trần Trọng Kim không
thể đại diện cho người VN để đòi hỏi độc lập mà Pháp mới là lực lượng chính
danh được bàn giao chính quyền từ đồng minh, nên Bác đã lãnh đạo Mặt trận Việt
Minh kháng Nhật và làm nên Cách Mạng Tháng 8 để giành lấy chính quyền từ tay
Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bao gồm cả thành phần trong CP
Trần Trọng Kim và cả Bảo Đại. Việc này có thể không giành được độc lập triệt để
nhưng đó là Lá Cờ để chính danh tuyên bố một VN độc lập thực sự với tổng tuyển
cử trong cả nước để thành lập quốc hội và ban hành bản hiến pháp 1946, qua đó
đàng hoàng yêu cầu lãnh thổ, tình huống xấu nhất là có thể chính danh kêu gọi
và tiến hành toàn quốc kháng chiến. Lúc này Việt Nam không phân Nam Bắc, chỉ có
một lực lượng duy nhất là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mà Bảo Đại đã tham chính
trong cương vị công dân Vĩnh Thụy và Cố vấn tối cao.
Đến khi Anh và quân Tưởng giải giáp quân
Nhật chúng chỉ bàn giao cho Pháp, tức chỉ rút về khi quân Pháp tiếp quản, điều
này buộc dân ta và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải kháng chiến. Mãi
đến năm 1947, khi quân viễn chinh Pháp không thể thắng được Việt Minh, chúng
buộc phải lợi dụng Vĩnh Thụy để dựng nên Chính phủ thân Pháp nhằm hợp thức hóa
vĩnh viễn sự chiếm đóng và khai thác thuộc địa, đồng thời lợi dụng danh nghĩa thành
lập quân đội để tuyển lính chống chính người Việt. Đên 1949, sau 8/3 hiệp ước
Elysee ký giữa tổng thống Pháp và công dân Vĩnh Thụy, chính thức thành lập cái
gọi là Quốc gia Việt Nam với sự nuôi dưỡng và bảo trợ, kể cả ngoại giao quốc
tế, quân đội và chỉ huy của Pháp dưới danh nghĩa Liên hiệp Pháp.
Đến 1954, Pháp thua Việt Minh đã dẫn đến
hiệp định đình chiến Geneve 1954 giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Liên hiệp
Pháp, Liên hiệp Pháp rút về phía Nam để quân Pháp rút quân và các cơ sở vật
chất kỹ thuật trong 2 năm. Lúc này, Mỹ đã dần đứng ra trực tiếp can thiệp chính
trị quân sự vào VN. Giải pháp Ngô Đình Diệm bao gồm cả yếu tố Catholic Roma gọi
là giáo phiệt và quân phiệt được sử dụng tại vùng Liên hiệp Pháp. Tại đây, dù
bị chiếm đóng nhưng nó vẫn luôn là lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
thống nhất. Vì vậy, với sự can thiệp của Mỹ và chư hầu nên Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa chưa được công nhận là thành viên Liên Hiệp Quốc, và các ngụy quyền ly
khai dựng nên ở miền Nam vẫn chưa bao giờ là chính phủ tự đứng được trên dân và
trên chính bản thân mình cũng chưa bao giờ được là thành viên Liên Hiệp Quốc dù
được Mỹ và chư hầu cật lực bơm thổi. Phải đến sau 1976, Việt Nam thống nhất
trong nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới là thành viên chính danh và
duy nhất được công nhận thành viên Liên Hiệp Quốc.
SỰ NGỘ NHẬN KHI SO SÁNH NAM - BẮC TRIỀU VỚI VIỆT NAM
Reviewed by NẮNG SÀI GÒN
on
04:43
Rating:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét