VỀ KHẢ NĂNG PHÁP LUẬT CỦA LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH
[Hoa Sữa]
Kể ra thì việc Nguyễn Văn Đài
và đồng bọn thuộc Hội Anh em dân chủ “được” Tòa án nhân dân Thành phố Hà
Nội tiến hành xét xử sơ thẩm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân” đã nổ phát súng lệnh cho các nhà zân chủ xấu số tiếp theo phải mang duyên
mắc nợ với tội danh này. Đó chính là Nguyễn Văn Túc (TAND
tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm ngày 10/4/2018) và Trần Thị Xuân (TAND
tỉnh Hà Tĩnh xét xử sơ thẩm ngày 12/4/2018).
Và như một quy luật, sau những
bản án sơ thẩm sẽ là phần diễn của đám zân chủ nửa mùa
ra rả bản nhạc bi ai tiếc thương không có hồi kết cho kẻ đồng đội hẩm hiu số
phận. Hết Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong rao
giảng truyền đạo để cố nhồi nhét vào tư tưởng giáo dân giáo xứ Thái Hà thì gần
đây, đến lượt Luật sư Lê Công Định bô bô trả lời phỏng vấn trang
chantroimoimedia.com khi bàn về câu chuyện trên.
Với cái mác “Cựu tù nhân lương
tâm”, Lê Công Định khi được đặt câu hỏi “Thế nào là hoạt động lật đổ chính
quyền nhân dân ở Việt Nam?” đã hùng hồn trả lời rằng:
“Cụm từ “chính quyền nhân dân”
chỉ được nhắc đến duy nhất ở một điều trong Hiến pháp, liên quan đến Mặt trận
Tổ quốc khi nói “Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức tập hợp những thành phần,
những tổ chức xã hội trong chính quyền nhân dân”. Chưa bao giờ “chính quyền
nhân dân” được quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong Hiến pháp cũng như trong
bất kỳ văn bản pháp luật nào hết. Và, trong luật hình đặc biệt thì cũng không
có một quy định cụ thể thế nào là “chính quyền nhân dân”. Cho nên khái niệm
“chính quyền nhân dân” đã mơ hồ rồi, thì khái niệm “lật đổ chính quyền nhân
dân” cũng mơ hồ theo.”
Đã thế, Lê Công Định còn nhấn
mạnh thêm rằng “Trong các yếu tố cấu thành tội phạm của tội “Hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79 trong luật cũ và Điều 109
trong luật mới, đều không có định nghĩa cụ thể lật đổ ra làm sao và chính quyền
nhân dân là thế nào”.
Về những câu nói hàm hồ cộng
với cái suy nghĩ thiển cận của Luật sư “nhân quyền” Lê Công Định ở trên, tôi
có mấy lời thế này:
Thứ nhất, chính quyền nhân dân hiểu
một cách đơn giản đó là chính quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Nhân dân thực sự được làm chủ quyền lực của mình. Một khái niệm sơ đẳng như vậy
mà người cỡ tầm luật sư như Lê Công Định cho là còn “mơ hồ” thì ắt hẳn phải xem
xét lại.
Ấy là chưa kể đến, Lê Công Định
cũng đã từng bị tuyên án với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân. Vậy thì cớ làm sao y lại nói là “mơ hồ” về tội danh này. Hai lần “mơ hồ”
đã cho ta cái nhìn rất chân thật về trình độ của vị Luật sư “dành cả sự nghiệp
để đấu tranh cho dân chủ”.
Thứ hai, cần phải nhận thức
rằng: Cấu
thành của một tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho
một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Như vậy, cấu thành
tội phạm không đơn thuần chỉ là hành vi mà đó là sự tổng hợp đầy đủ các yếu tố
bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm. Điều
này đã được các nhà làm luật lấy làm căn cứ để xây dựng nên các điều luật.
Với các hoạt động mà Viện Kiểm sát đã viết trong bản cáo trạng của những kẻ vừa lĩnh bản
án sơ thẩm nêu trên thì đã đủ căn cứ để cấu thành tội phạm bởi: Chủ
thể phạm tội là những người có đầy đủ trách nhiệm hình sự, đã xâm hại tới khách
thể là quan hệ xã hội đảm bảo cho sự tồn tại của chính quyền nhân dân với lỗi cố
ý trực tiếp và mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Do đó, không thể nói “không có
định nghĩa cụ thể lật đổ ra làm sao” để vin vào đó nói rằng việc xét xử là bất
hợp pháp!
Thứ ba, đó chính là điều hài hước
trong cách lý giải của Lê Công Định.
Hắn nói “hậu quả của hoạt động
chống chính quyền” phải rõ ràng. Nhưng xin thưa, tội “Hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân” có cấu thành tội phạm hình thức, tức là hậu quả xảy ra là
yếu tố không bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Bởi nếu để
hậu quả xảy ra (chính quyền nhân dân đã bị lật đổ) thì còn ai mà xét xử nữa! Do
vậy, khác nào hắn đang vả vào mặt mình, đang vạch mặt tố cáo chính việc ngụy biện
của mình. Quý độc giả đọc đến đây chắc đã rõ hơn nữa trình độ pháp luật của Lê
Công Định cao siêu đến mức nào rồi!
Bản án dành cho Nguyễn Văn Đài
và Hội anh em dân chủ, cũng như Nguyễn Văn Túc và Trần Thị Xuân dường như đã
đụng chạm tới nỗi lo sợ của đám zân chủ khi tất cả đều lên tiếng để ngụy biện
cho chúng cũng như tự huyễn hoặc cho bản thân mình. Đáng xấu hổ thay chúng còn
lôi cả Luật hình sự Việt Nam ra để bàn bạc và gán cho rằng điều luật 79 về
“Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” không phù hợp về cấu thành tội
phạm.
Có lẽ Lê Công Định thẩm thấu
quá nhiều tư duy luật pháp kiểu phương Tây trong khi lại chưa học luật ở Việt
Nam nên khi bàn đến việc làm của những cá nhân tội phạm ở Việt Nam thì y không
biết mình đã đá nhầm sân, ra vẻ ta đây giỏi luật nhưng thực chất là đang phơi
bày bản chất ngu dốt của mình khi ngụy biện đồng lõa cho những thành viên trong
“Hội anh em dân chủ”. Và một lời khuyên xin phép được gửi tới Luật sư Lê Công Định rằng: “Đừng có cố đấm ăn xôi để khuếch
trương cái “ranh” hão của mình nữa. Ông đã “nổi lềnh phềnh” lắm rồi thế nên tôi
e là cái cách làm trên đang cho tác dụng ngược thì phải! Tốt hơn hết là đừng để
mình bị như những nhân vật kia, thế là phúc lắm rồi ngài Luật sư Định ạ!”./.
VỀ KHẢ NĂNG PHÁP LUẬT CỦA LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH
Reviewed by Sân Đình
on
15:16
Rating:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét