KÌ THỊ ĐẾN TRẺ EM KHUYẾT TẬT - TRƯỜNG HỢP TRƯƠNG NHÂN TUẤN


 Nhiều người hết share bài của GS. Nguyễn Văn Tuấn (Úc) vu khống ông Hồ Ngọc Đại "chôm" công trình của Elkonin (Nga) thì lại hào hứng share tiếp bài của gã Trương Nhân Tuấn giễu cợt “sách ông Đại dạy tiếng Việt cho học sinh câm điếc”. 

Lý do Trương Nhân Tuấn viết bài này là vì ăn theo nói leo bài của Nguyễn Văn Tuấn khi ông giáo sư hải ngoại này vạch ra công trình của Elkonin được dùng để dạy tiếng Nga cho học sinh khuyết tật.
Những người này hết kì thị Bắc/ Nam, Cộng sản/ Cộng hòa đến kì thị trẻ em khuyết tật/ trẻ em bình thường!

Thưa hai ông Tuấn, nếu một quyển sách mà dạy ngôn ngữ tốt cho học sinh khuyết tật thì ắt sẽ rất tốt cho học sinh bình thường. Bởi vì dạy ngôn ngữ cho học sinh khuyết tật hiển nhiên khó hơn dạy ngôn ngữ cho học sinh bình thường, trừ phi học sinh bình thường đó là giáo sư tiến sĩ có cái đầu bò. 
Âm vị học ra đời vào đầu thế kỷ 20 được ứng dụng trước tiên cho việc trị liệu các bệnh lý ngôn ngữ như chứng mất ngôn ngữ, câm điếc, nói ngọng, nói lắp, nói nhịu,... sau đó ứng dụng đại trà cho việc dạy ngôn ngữ phổ thông. Đến lượt các nhà tâm lý-giáo dục chuyển sang dạng trò chơi để tạo hứng thú và giải phóng mọi khó khăn cũng như rối loạn tư duy cho trẻ em khi học chữ, bởi từ Âm đến Chữ là một sự chuyển hóa sang dạng kí hiệu đặc biệt phức tạp nhất trong kiến tạo văn minh của loài người.
Lịch sử phát triển tư duy và văn minh của loài người bắt đầu và liên tục bằng hoạt động thay thế. Thay vì nhận thức vật thật, con người biết tạo ra cái tương đương (chứ không phải tương đồng) để thay thế, còn gọi là cái đại diện (representation). Ngôn ngữ là một kiểu kiến tạo như vậy. Bắt đầu từ những hình vẽ gần như thật thay thế cho vật thật. Chẳng hạn, con người đầu tiên được vẽ gần như con người, đủ cả mắt mũi chân tay. Sau đó, những nét phức tạp biến mất để còn lại hai nét đơn giản, bây giờ gọi là chữ Nhân (). Con bọ cạp đầu tiên được vẽ giống như con bọ cạp, sau bị lược bỏ chi tiết và cấu trúc lại thành chữ Vạn ()… Về sau, phức tạp hơn việc thay thế cho vật thật là sự thay thế cho cái trừu tượng hay tư tưởng. Đặc điểm cơ bản của tiến trình tạo Chữ là càng ngày càng giản lược, và càng giản lược thì càng trừu tượng. Tính chất tương đương hay tính có lý do ban đầu bị mất dần và trở thành võ đoán. Theo các nhà ngôn ngữ học, chữ cái ghi âm cũng có nguồn gốc từ chữ tượng hình. Cho đến khi những kí hiệu đơn giản nhất mang tính tượng hình ấy được dùng để ghép thành chữ ghi âm, toàn bộ tính có lý do hoàn toàn bị triệt tiêu, mỗi chữ cái trở thành rỗng nghĩa. Vì thế, chữ viết đòi hỏi phải học và tư duy theo sự quy ước của cộng đồng bản ngữ chứ không thể tiếp xúc và sử dụng như một bản năng giao tiếp.
Vậy thì, đối với Chữ (chứ không phải Âm) đứa trẻ con nào lần đầu tiên tiếp xúc với nó chẳng phải là trẻ câm điếc? Việc áp đặt một hình ảnh phi thực tế ngay từ đầu vào não con trẻ ắt dễ gây rối loạn tư duy của trẻ. Sự thực, trẻ con giai đoạn khó khăn nhất là tiếp xúc với bảng chữ cái, học đến chữ g quên mất chữ d. Công nghệ giáo dục của ông Đại đã giải quyết khó khăn ấy bằng cách dạy những thao tác tư duy mạch lạc cho trẻ. Bắt đầu tách Câu thành Tiếng, tách Tiếng thành Âm và qua Âm nhận diện Chữ, qua Chữ hiểu được Nghĩa. Nhiều người bảo giai đoạn ấy rồi sẽ nhanh chóng đi qua, nhưng họ quên một điều rằng, sự rối loạn tư duy ban đầu sẽ gây chấn thương cho tư duy của trẻ về sau. Các giáo sư tiến sĩ bò viết một câu sai cả chính tả lẫn ngữ pháp mà không biết mình sai nhưng vẫn đang cãi chày cãi cối và lớn tiếng mắng ông Đại ngu, tôi dám chắc là do chấn thương từ rối loạn ban đầu với lối học chữ phản khoa học mà họ đã từng học.

Thưa các ông, hiện nay trên thế giới, không có dân tộc nào học chữ bắt đầu bằng thuộc lòng bảng chữ cái rồi học đánh vần theo tên chữ (trừ khi người ta kiểm tra spelling - chính tả, như tiếng Anh) như thời Việt Nam cộng hòa đâu ạ!
Tiếc là các nhà âm vị học và tâm lý học thế giới cũng như bản thân ông Hồ Ngọc Đại quên không đặt vấn đề ứng dụng dạy ngôn ngữ cho giáo sư tiến sĩ bò nên các giáo sư tiến sĩ bò cứ ngơ ngơ ngác ngác về những cái hình tròn, hình vuông, thắc mắc tại sao Âm khác Chữ, và cuối cùng hết chuyện để cãi chày cãi cối, họ mang một chuyện khoa học nghiêm túc, trong đó có trẻ em khuyết tật ra giễu cợt.
Họ giễu cợt một cách mù quáng và tàn nhẫn mà quên rằng, hiện nay trên thế giới đang chủ trương thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật. Trẻ em khuyết tật có quyền tham gia học tập trong môi trường giáo dục của trẻ em bình thường, khác với trước đây bị cách ly khỏi cộng đồng. Một quyển sách dạy chữ mà trẻ em khuyết tật có thể học tốt như trẻ em bình thường, lẽ nào đáng bị mang ra chửi rủa và mỉa mai? Sự chửi rủa và mỉa mai ấy không sợ bị quả báo nếu một ngày nào đó đến lượt chính con cháu của các người cũng rơi vào khuyết tật và do khuyết tật nên không được tham gia vào môi trường học tập của trẻ em bình thường?
 https://www.facebook.com/long.chumong.16/posts/127038888254945?__tn__=K-R


KÌ THỊ ĐẾN TRẺ EM KHUYẾT TẬT - TRƯỜNG HỢP TRƯƠNG NHÂN TUẤN KÌ THỊ ĐẾN TRẺ EM KHUYẾT TẬT - TRƯỜNG HỢP TRƯƠNG NHÂN TUẤN Reviewed by Diệp Hoa on 00:39 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Liên hệ gửi bài đăng: [email protected] Được tạo bởi Blogger.