VỪA NHẬM CHỨC PHÓ BAN DÂN NGUYỆN, ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG ĐÃ PHÁT BIỂU LIỀU DỰA TRÊN CÁC “SỐ LIỀU”
Nguyễn Minh Tâm
1-
Tiến sĩ luật dốt toán ?
Ngày 31-10-2018, Nghị trường Quốc hội kỳ
họp thứ 6, khóa XIV đã “nóng lên” bởi phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng, đại
biểu tỉnh Bến Tre, Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội. Ông Nhưỡng đã nói
như sau:
“Tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong
ngành công an vừa qua… Tuy nhiên, qua báo cáo, tôi thấy vi phạm của cơ quan
điều tra rất khủng khiếp. Tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết
định cho Viện kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %,… Đây là vấn
đề hết sức nghiêm trọng, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an có thái độ hết sức nghiêm
khắc với anh em thuộc cơ quan điều tra trong lĩnh vực này”.
Ngay sau khi ông Nhưỡng tung ra lời phát
biểu trên, đại biểu Vương Ngọc Hà (tỉnh Hà Giang) đã có phản ứng truy vấn. Theo
bà Vương Ngọc Hà, việc cải cách bộ máy Bộ Công an gắn liền với việc nâng cao
chất lượng hiệu quả công tác. Bà Vương Ngọc Hà đã không đồng tình với đánh giá
mà ông Lưu Bình Nhưỡng nêu là “những sai phạm hiện nay là khủng khiếp”. Bà Hà
nói: “Nếu nói như đại biểu Lưu Bình Nhưỡng dẫn chứng thì sẽ tác động rất lớn
đối với cán bộ điều tra, cán bộ kiểm sát viên trong quá trình điều tra làm rõ
tội phạm. Đề nghị đại biểu cung cấp nguồn của số liệu mà đại biểu đã dẫn”.
Sau đó, đại biểu Vương Ngọc Hà dẫn ra
các số liệu có trong báo cáo số 495/BC-CP của Chính phủ:
“Tôi đọc báo cáo của Chính phủ (Báo cáo
số 495) về công tác phòng chống tội phạm tại trang 20 xác định rất rõ hiệu quả:
Đấu tranh làm giảm 2,7% số vụ án hình sự, tỷ lệ điều tra khám phá 81,33% vượt
chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Tại trang 21, tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội
phạm và kiến nghị chưa khởi tố chưa đạt chỉ tiêu đề ra 87,2% (chỉ tiêu là 90%),
điều đó minh chứng rõ hơn ở trang 17 của báo cáo này là số tin báo tố giác đã
giải quyết được tỷ lệ 87,2%, chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra nhưng việc điều tra
khám phá tội phạm lại vượt so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra”. Đại biểu Vương Ngọc
Hà còn nhấn mạnh: “Tôi rất mong muốn rằng, những nội dung chúng ta đưa ra ở đây
vừa mong muốn các các bộ sẽ tiếp tục cải cách hơn nữa, chất lượng công tác điều
tra khám phá tội phạm rõ hơn nữa nhưng cũng đồng thời phải là sự động viên với
những kết quả đã đạt được, động viên tinh thần của các cán bộ chiến sĩ, bởi vì
đây là nhiệm vụ rất đặc biệt và đôi khi còn phải đổ máu”.
Trước đòi hỏi dẫn nguồn về số liệu mà
mình đã đưa ra, ông Lưu Bình Nhưỡng nói tránh trớ rằng đó là các sơ liệu tại
Phụ lục báo cáo có đóng dấu “Mật” số hiệu 158 đính kèm báo cáo số 495/BC-CP và
nói cứng rằng “tôi dựa trên cơ sở báo cáo này và tất cả các thứ tôi đã ngồi
tính toán chi li từng số phần trăm ở đây. Ở đây là so sánh tổng hợp số vi phạm
pháp luật trong công tác tư pháp của các cơ quan hoạt động tư pháp so sánh giữa
các cơ quan Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án, Giám định, Công an, Công chứng, Luật
sư. Nếu đại biểu muốn biết số liệu thì đề nghị đại biểu xem phụ lục. Nếu chưa
có thì tôi tính toán đầy đủ ra, tôi xin gửi lại đại biểu. Và xin phép trước
quốc dân đồng bào, cử tri tôi phát biểu không có bất kỳ định kiến nào và đều dựa
trên cơ sở báo cáo chính thức và không bao giờ có bất kỳ số liệu nào ngoài
luồng”.
Trò mập mờ đánh lận con đen của ông Lưu
Bình Nhưỡng không thể qua mặt được Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh
Nghệ an và cũng là đại biểu của tỉnh Nghệ An. Đại tá Nguyễn Hữu Cầu đã vạch
trần những sai lầm của ông Lưu Bình Nhưỡng khi tính toán và đưa ra những con số
mà ông Nhưỡng dùng để phát biểu liệu rằng đó là các “vi phạm khủng khiếp”.
Ông Lưu Bình Nhưỡng
Sự thật là trong số 120.142 của công dân
gửi các cơ quan điều tra của Công an Nhân dân và Việt Kiểm sát nhân dân các cấp
để tố giác tội phạm kèm theo kiến nghị khởi tố thì chỉ có 87 đơn chưa được thụ
lý. Trong số đó có 82 đơn gửi cho cơ quan Công an và 5 đơn gửi cho Việt Kiểm
sát nhân cân các cấp. Lẽ ra phải lấy con số 82 đơn mà các cơ quan điều tra của
Công an nhân dân chưa thụ lý chia cho tổng số là 120.142 thì sẽ ra tỷ lệ số đơn
chưa thụ lý thì ông Nhưỡng lại lấy con số 82 đơn mà Công an nhân dân chưa thụ
lý để chia cho tổng số đơn chưa thụ lý là 87. Căn cứ vào đó, ông Lưu Bình
Nhưỡng đã phát biểu liều rằng có đến 94% đơn tố giác gửi đến cơ quan điều tra
của Công an Nhân dân chưa được thụ lý. Trong khi nếu tính đúng thì tỷ lệ
82/120142 đơn chưa được thụ lý là một tỷ lệ rất rất nhỏ.
Cũng với cách tính tương tự, ông Lưu
Bình Nhưỡng đã lấy số 3.360 là số đơn gửi đến cơ quan Công an nhưng chậm được
xử lý chia cho tổng só 3.368 đơn chậm xử lý, để quá hạn giải quyết. Để rồi từ
đó, ông Nhưỡng cho rằng có tới 99,76% đơn tố giác đã bị để quá hạn. Và ông ta
cũng dùng con số này để biện minh cho cái nhận định rằng cơ quan điều tra đã
“vi phạm khủng khiếp” của ông ta. Trong khi đó, cần phải lấy con số 3.360 chia
cho tổng số đơn tố giác là 120.142 để có được tỷ lệ số đơn tố giác bị để quá
hạn giải quyết là 2,796%.
Cái sự mà ông Lưu Bình Nhưỡng gọi là
“sai phạm khủng khiếp” nó như vậy đấy. Quả thật là hết chỗ nói về trình độ toán
của ông tiến sĩ luật này.
2- Ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu liều
mạng với dụng ý gì ?
Màn tranh luận về các con số giữa ông
Lưu Bình Nhưỡng với một số đại biểu khác kéo dài đến giờ giải lao. Sau khi giải
lao, ông Lưu Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục biện bạch cho các nhận định sai trái của
mình. Điều đó buộc đại biểu tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu phải chỉ ra những sai
lầm trong cách thu thập só liệu cũng như cách tính toán của ông Lưu Bình Nhưỡng
như chúng ta đã biết.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu vạch rõ: “Giờ
giải lao tôi đã gặp đại biểu Lưu Bình Nhưỡng hỏi lại số liệu này, và tôi lên
Cổng thông tin điện tử Quốc hội chụp lại bài phát biểu thì báo cáo Quốc hội là
con số mà đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đưa ra thì không hề có trong phụ lục. Tôi
thấy rằng cách tính toán này có vấn đề như sau: Toàn bộ số liệu không phải là
số liệu công bố chính thức của Viện Kiểm sát. Thứ hai là có sự nhầm lẫn trong
mẫu số. Đại biểu phải lấy con số 87 này chia cho hơn 120 nghìn đơn thì mới ra
tỷ lệ giải quyết sai như thế nào. So sánh trong 4 cơ quan thì Công an sai nhiều
nhất, nhưng trong bài phát biểu không nói thế này, mà lại nói sai phạm khủng
khiếp, rất nghiêm trọng, đề nghị Bộ trưởng xử lý… khiến nhiều người hiểu sai,
gây hoang mang, lo lắng”.
Thế là ông Lưu Bình Nhưỡng lại mắc thêm
lỗi là bịa đặt số liệu hoặc bịa ra nguồn dẫn của số liệu.
Việc đã rõ ràng như thế mà ông Lưu Bình
Nhưỡng vẫn bảo thủ, không thừa nhận sai lầm của mình mà còn đòi tranh luận tiếp
khiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người điều hành phiên họp đó phải
yêu cầu ông Lưu Bình Nhưỡng dùng tranh luận bởi đại biểu Nhưỡng đã tranh luận
tới 2 lần về cùng một vần đề, cần nhường thời gian cho các đại biểu khác. Chủ
tịch Quốc hội nói thêm: “Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã châm ngòi cho quá nhiều
cuộc tranh luận tại hội trường này.”
Theo Hiến pháp cũng như Luật Tổ chức
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi
hành, các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn, tranh luận, phản biện đối với
các đại biểu khác và đối với các thành viên chính phủ, cũng như các trưởng
ngành. Nhưng để cuộc tranh luận đi đến thống nhất ý kiến và không trở thành
những cuộc tranh cãi vô bổ không chỉ ở nghị trường mà còn ở trong tất cả các cuộc
họp khác, cần có các điều kiện sau đây.
Một là người tham gia tranh luận phải có
thiện ý; theo đó, phải tranh luận và góp ý trên tinh thần xây dựng, vạch rõ sai
lầm, khuyết điểm để người hoặc tổ chức được góp ý nhận rõ sai lầm để sửa chữa
chứ không phải để bới móc, quy chụp, đánh giá theo kiểu vùi dập, đao to búa
lớn.
Hai là những dẫn chứng, số liệu đưa ra
phải chính xác, có căn cứ xác thực, có địa chỉ rõ ràng. Không được dùng các số
liệu bịa đặt, các só liệu sai lệch, những số liệu của các nguồn không tin cậy
.v.v… Nếu là số liệu được tính toán dựa trên các số liệu khác thì phải nêu rõ
phương pháp tính toán được sử dụng để có số liệu được đúc kết.
Ba là ngôn từ được dùng trong tranh luận
phải cẩn trọng, đánh giá đúng vấn đề, vạch rõ bản chất của vấn đề, không bôi
đen, không tô hồng, không dùng những ngôn từ có tính công kích.
Bất cứ ai đã đọc được những lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong cuốn “Sửa đổi lối làm
việc” thì đều rõ các nguyên tắc này trong đấu tranh phê bình và tự phê bình.
Với lối phát biểu hồ đồ dựa trên những
tính toán hết sức sai lầm của mình, ông Lưu Bình Nhưỡng đã không thực hiện đúng
các nguyên tắc đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với một người Đảng viên
cũng như đói với một đại biểu của nhân dân. Vậy, ông Lưu Bình Nhưỡng đại biểu
cho ai để đưa ra những phát ngôn sai trái như vậy trên nghị trường Quốc hội
khóa XIV ?
Nên nhớ rằng đây không phải là lần đầu
tiên ông Lưu Bình Nhưỡng có những phát ngôn sai trái kiểu như vậy trên nghị
trường Quốc hội. Khi tình hình sự có ở Đồng Tâm, Mỹ Đức còn đang rất nóng, tại
kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIV, ông Lưu Bình Nhưỡng đã trắng trợn phát
ngôn rằng: “Vì lực lượng Công an đến đàn áp bằng vũ lực nên bà còn nhân dân mới
chống lại và bắt giữ Cảnh sát cơ đọng”. Quả là một sự bịa đặt hoang đường. Trên
thực tế là trong suốt quá trình giải quyết sự cố đất đai Đồng Tâm, lực lượng
Cảnh sát Cơ động và các lực lượng chức năng khác đã không hề có bất cứ một hành
động sử dụng vũ lực nào đối với bà con nhân dân Đồng Tâm mà chỉ có một số kẻ
quá khích đã sử dụng vũ lực tấn công Cảnh sát Cơ đọng và các lực lượng chức
năng.
Sau vụ “phát biểu lộn xộn” này, ông Lưu
Bình Nhưỡng đã phải xin lỗi. Những tưởng ông ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc hơn
để cẩn trọng khi phát ngôn thì diễn biết vừa qua cho thấy ông ta lại chứng nào
tật nấy. Là một cử tri, tôi đề nghị đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cần xem xét lại
mình và chấm dứt ngay kiểu phát ngôn vô lối, thiếu căn cứ hoặc dựa trên các căn
cứ không chính xác cũng như chấm dứt lối phát ngôn nhằm công kích lực lượng
Công an Nhân dân như vậy.
Người ta cứ bảo diễn biến hòa bình ở
đâu. Nhưng qua sự việc phát ngôn của ông Lưu Bình Nhưỡng cũng như của một số
đại biểu khác, tôi thấy ngay trong Quốc hội cũng đã có một số đại biểu đang tự
diễn biến, tự chuyển hóa. Họ không chỉ châm ngòi cho những vụ tranh cãi ở hội
trường Quốc Hội mà sâu xa hơn, còn châm ngòi cho những luận điệu sai trái, thù
địch của các thế lực phản động, tạo điều kiện cho các thế lực phản động tung ra
những luận điệu tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mà trước hết là nhằm vào hai công cụ chuyên chính của Nhà nước Việt Nam là Quân
đội Nhân dân và Công an Nhân dân.
VỪA NHẬM CHỨC PHÓ BAN DÂN NGUYỆN, ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG ĐÃ PHÁT BIỂU LIỀU DỰA TRÊN CÁC “SỐ LIỀU”
Reviewed by Diệp Hoa
on
00:14
Rating:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét