Đại tá Phạm Đình Trọng - kẻ trở cờ trong ngày Thống Nhất!

Việt Nguyễn
Trong khi người dân cả nước nói chung và Sài Gòn nói riêng đang tưng bừng tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thì ở đâu đó vẫn có những con người lạc lõng, đứng ngoài dòng người hối hả, tấp nập đó, người đó chính là cựu nhà văn Phạm Đình Trọng.
ông Phạm Đình Trọng

Chuyện là, mới đây trong một bài viết gửi tới trang Bauxite Việt Nam có tiêu đề “Ngày 30 tháng 4”, ông Phạm Đình Trọng đã có những lời bình luận về sự kiện này theo hướng chẳng lấy gì làm tốt đẹp, thậm chí ông còn đang cố gắng xuyên tạc lịch sử, gieo rắc vào đầu thế hệ sau những luận điệu sai trái, bịa đặt.
Ông Phạm Đình Trọng viết: “Ngày 30 tháng Tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là Ngày Giải phóng”.
Chưa dừng lại ở đó, ông Phạm Đình Trọng còn muốn nhồi nhét những luận điệu xảo trá, đổi trắng thay đen. Ông viết:  “Với biến cố 30 tháng Tư năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam trở thành người tù trong những trại tập trung cải tạo, hàng triệu người thân của họ phải bỏ nhà cửa êm ấm, bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, lếch thếch đi lưu đày nơi đầu rừng cuối bãi hoang vu, khắc nghiệt với cái tên trá hình là đi xây dựng khu kinh tế mới”.
Sự thù hận của Phạm Đình Trọng còn được đẩy lên đến cao trào khi ông cố tìm cho mình cho một sự đồng cảm trong sự lạc lõng. Ông Phạm Đình Trọng đã cố tình xuyên tạc sự kiện 30/4 theo cách nghĩ và cách hiểu của riêng mình: “Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối ư? Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong lòng người. Từ 30 tháng Tư năm 1975, người Việt Nam bị chia rẽ đau đớn và sâu sắc nhất chưa từng có trong lịch sử hiển hách bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam”.
Và để chứng minh cho sự đểu cáng và khốn nạn không có điểm dừng này, ông Phạm Đình Trọng đã dùng ngòi bút của mình để ví von rằng, “ngày 30 tháng Tư hàng năm những người cộng sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam, đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác, li tán cả dân tộc Việt Nam”.
Thực sự khi đọc những dòng viết trên của ông Phạm Đình Trọng một điều người đọc dễ dàng cảm nhận được đó là sự thù hận đã lấn án hết trong tâm trí của ông ta. Ông Phạm Đình Trọng thù hận vì trong cái ngày cả đất nước hân hoan trong niềm vui chiến thắng thì ông vẫn đang lạc lõng giữa dòng đời.
Trước đây, đã có lần tôi từng đọc được những điều ông Phạm Đình Trọng viết về sự kiện 30/4/1975, trong đó có đoạn: “Chiến thắng năm 1975 là chiến thắng của ý chí dân tộc, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của miền Bắc với miền Nam mà là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam”. Vậy nhưng, giờ đây ông Phạm Đình Trọng lại đổi giọng, bẻ cong ngòi bút khi cố tình viết rằng, “ngày 30 tháng Tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là Ngày Giải phóng”. Tại sao ông Phạm Đình Trọng lại đổi giọng và “uốn lưỡi” như vậy? Đó có lẽ cũng là câu hỏi của nhiều người.
Là người từng phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, từng có hoài bão, từng cống hiến cho Đảng, một Đại tá, nhà văn, thế nhưng giờ đây ông Phạm Đình Trọng lại nói ra những lời thù hận. Tại sao vậy? Tôi từng có lần nghe ông Phạm Đình Trọng tâm sự về cái thời thanh niên đầy nhiệt huyết, phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, thề tuyệt đối trung thành với Đảng, thế nhưng giờ đây nghe ông nói ra những lời này, thực sự tôi cảm thấy trong ông chẳng còn có một chút liêm sỉ.
Ngày 30/4/1975 là ngày gì, nó có ý nghĩa như thế nào có lẽ chẳng cần phải nói nhiều hầu hết người Việt Nam chúng ta đều biết. Với tôi, nó đơn giản là ngày chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”, đất nước hoàn toàn được thống nhất. Chúng ta đã đánh cho đế quốc Mỹ, Ngụy quân, Ngụy quyền không thể còn hiện diện trên đất nước này. Họ phải đầu hàng trước chính quyền cách mạng, non sông thu về một mối. Là ngày cả dân tộc được độc lập, thống nhất, một kỷ nguyên độc lập dân tộc được mở ra. Để có được ngày ấy, dân tộc này, đất nước này cũng đã phải hy sinh biết bao xương máu. Vậy nhưng, với ông Phạm Đình Trọng đó lại là ngày thù hận.
Đáng lẽ, ông Phạm Đình Trọng đã có một cuộc sống khác, được nhiều người trân trọng nếu như ông bỏ được bản tính cơ hội, hám lợi của mình. Chính bản tính đó đã giết chết ông, đã biến ông từ một nhà văn, đại tá Quân đội trở thành một người ích kỷ và đểu cáng. Khi sự hận thù và cơ hội đã chiếm hết não trạng của ông Phạm Đình Trọng thì có lẽ chẳng có một sự khốn nạn nào bằng sự khốn nạn từ những lời ông Phạm Đình Trọng đã nói ra.



Đại tá Phạm Đình Trọng - kẻ trở cờ trong ngày Thống Nhất! Đại tá Phạm Đình Trọng - kẻ trở cờ trong ngày Thống Nhất! Reviewed by Sân Đình on 11:51 Rating: 5

4 nhận xét:

Thainguyenabc33 nói...

Phạm Đình Trọng là một nhà văn, một đại tá quân đội mà lại có những tư tưởng lệch lạc sai trái. trong đầu hắn chứa đầy hận thù và cơ hội. Lẽ ra với cương vị như ông ta thì ông ta đã có địa vị cao trong xã hội được người đời kính trọng nhưng ông ta lại đi ngược với đường lối của Đảng Nhà nước ta, bịa đặt xuyên tạc lịch sử chiến tranh giải phóng của dân tộc ta. Đúng là một kẻ khốn nạn, một kẻ bất mãn chế độ, thoái hóa biến chất

Truongsa357 nói...

Là người từng phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, từng có hoài bão, từng cống hiến cho Đảng, một Đại tá, nhà văn, thế nhưng giờ đây ông Phạm Đình Trọng lại là một kẻ chứa chất hận thù, xuyên tạc lịch sử, gieo rắc vào đầu thế hệ sau những luận điệu sai trái, bịa đặt. những kẻ biến chất như tên Phạm Đình Trọng đáng bị người đời khi rẻ thay vì tôn trọng như một đại tá quân đội đã từng cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước

Trần Hoà nói...

Viết về Tháng 4 năm 1975
Trẻ em như một trang giấy trắng, là những con người thơ ngây vô tư, chỉ biết học hành và đùa chơi, không vướng víu sự đời, thấy sao nói vậy, nên không thiên vị và cũng không biết cách ngụy tạo, do đó sự bộc lộ tâm trạng và hành vi của chúng là hết sức trung thực. Để nghiên cứu những bản chất thật của con người, các nhà tâm lý học trên thế giới đều chọn trẻ em làm đối tượng để nghiên cứu khảo sát.
Hãy quan sát hai đứa trẻ đánh nhau xem nào! Sau khi trải qua nhiều pha vật lộn, đấm đá và rượt đuổi, tất nhiên chung cuộc cả hai đều có thương tích tùy theo bên nhiều bên ít, ở đây xin miễn bàn về thương tích của hai bên.
Theo định nghĩa thắng bại trong từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học do Nhà Xuất bản Phương Đông phát hành năm 2011 tại Việt Nam có ghi rõ rằng: “Thắng là giành được phần hơn trong cuộc đọ sức giữa hai bên đối địch”. Vậy thì Bên thứ nhất là bên có thế áp đảo phần hơn khiến đối phương phải nhiều lần liên tục lùi bước bỏ chạy thì được chính đứa trẻ này và người ngoài cuộc tôn vinh là bên thắng. Bên thứ hai còn lại do yếu thế, nhiều phen phải né chạy lòng vòng để tránh bị “ăn đòn” thêm nữa, việc này không cần giải thích, lẽ đương nhiên bị người ngoài cuộc kết luận là bên thua rồi.
Khách quan mà nói, bên tháo chạy là bên đã bị thua hoàn toàn thật sự! Ấy thế mà đứa trẻ này đâu chịu thừa nhận là mình bị thua đâu(!) Các bạn có biết đứa trẻ bị thua kia đã phản ứng như thế nào không? Đứa trẻ bị thua kia liên tục gào thét, giãy giụa mà khóc lóc trong vòng tay những người ngoài cuộc can ngăn nó không cho nó tiếp tục đấu vì mình đã thật sự thua rồi!
Giờ đây trở lại nội dung chính của chúng ta: Ngày 30/4/1975 là ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, là ngày thống nhất đất nước, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cùng quân đội Bắc Việt đã giành thắng lợi hoàn toàn. Chế độ ngụy quyền bán nước Việt Nam Cộng Hòa đã thật sự thua trận thảm thiết, Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức bị xóa tên trên chính trường Quốc tế! Vậy mà bọn lưu vong tại nước ngoài của Việt Nam Cộng Hòa còn gọi là bọn “cờ ba que” vẫn chưa chịu nhận mình là bên thua trận, đã và đang ngụy biện cho chính mình rằng họ đang “Hành trình tìm tự do”(!) Trong thời điểm lịch sử ngày 30/4/1975 ấy, tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh Sài Gòn. “Đầu hàng” và “thua” là hai từ luôn song hành và bổ nghĩa cho nhau, vì cớ bị “thua” cho nên mới “đầu hàng”, hoặc giả đành phải “đầu hàng” để chấp nhận “thua”. Thế giới xác nhận Việt Nam Cộng Hòa hay “cờ ba que” đã thua trận thật sự, ngay cả “ông chủ” của họ cũng khâm phục công nhận mình đã bị thua rồi còn gì! Những người chính nghĩa trên thế giới đều khẳng định rằng ngày 30/4/1975 là ngày Đại thắng lịch sử cận đại của Việt Nam, Việt Nam đã quét sạch bóng ngoại xâm và quân thù. Riêng bọn “ba que” lại ngậm bồ hòn, ngượng nghịu tự mình dựng lên cái tên lạ đời rằng “Tháng tư Đen”, “Ngày Quốc Hận”, “Ngày mất nước” v.v… để đỡ tủi nhục. Vâng! Đó là tên gọi mang tính chủ quan của bọn lưu vong bán nước không đáng để người ngoài quan tâm. Dẫu sao các ông “ba que” ơi! Làm gì thì làm, chớ nên giống y một đứa trẻ bại trận như trên nhé!

Lạc Hồng nói...

Ông ta nghỉ hưu rồi, không còn quyền chức, bống lộc nên quay ra hận thù, viết để kiếm tí lộc rơi vãi của bọn cơ hội. Đúng là kẻ buôn cứt bán cho chó.

Liên hệ gửi bài đăng: [email protected] Được tạo bởi Blogger.