THƯƠNG CỤ KÌNH KHI SỰ TÌNH ĐÃ LỘ.
Sáng 7/7, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức Hà Nội,
đoàn thanh tra TP Hà Nội đã chính thức công bố dự thảo kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng đất tại khu
vực sân bay Miếu Môn (xã Đồng Tâm, huyện
Mỹ Đức, TP Hà Nội).
1. Đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng
Theo Quyết định 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ
tướng Chính phủ, quyết định số 386-QĐ/UB ngày 10/1/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn
Bình, Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND TP Hà Nội, kết quả đo
đạc, kiểm tra mốc giới sân bay Miếu Môn ngày 21/6/2017 thì từ năm 1981 đến nay,
toàn bộ sân bay Miếu Môn được giới hạn bởi các mốc giới bê tông cốt thép được
cắm trên thực địa còn nguyên, là đất quốc phòng do các đơn vị quốc phòng quản
lý và sử dụng, có diện tích 236,9ha, tăng 28,9ha so với diện tích ghi trong
Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính Phủ. Diện tích 28,9ha
tăng này chính là diện tích 31,9ha bị ảnh hưởng của thi công theo Quyết định số
386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, thuộc địa giới hành chính
huyện Chương Mỹ, không sản xuất nông nghiệp được và nằm trong quy hoạch giai
đoạn hai xây dựng sân bay Miếu Môn mà Nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn
giao cho Bộ Tư lệnh công binh. Trong diện tích 236,9ha có 64,11 ha đất thuộc
địa giới hành chính xã Đồng Tâm.
2. Sự buông lỏng quản lý của các cơ quan Nhà nước
Từ tháng 12/2013 đến trước năm 2017, một số công
dân tố cáo 47 nội dung cán bộ xã Đồng Tâm có sai phạm trong quản lý đất đai trên
địa bàn xã Đồng Tâm đã được UBND huyện Mỹ Đức giải quyết. Qua giải quyết đơn
thư, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm của lãnh đạo các phòng
chuyên môn của UBND huyện, lãnh đạo và các cán bộ UBND xã Đồng Tâm. Đến nay, kỷ
luật về mặt Đảng đối với 19 cá nhân có sai phạm; kỷ luật về Chính quyền 14
người; Công an huyện Mỹ Đức đã khởi tố 14 bị can, bắt tạm giam đối với 2 đối
tượng (nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm) để phục vụ công tác điều tra.
Đối với nội dung tố cáo của ông Trần Ngọc Viễn
lấn chiếm đất quốc phòng tại sân bay Miếu Môn đã được Lữ đoàn 28 Quân chủng
Phòng không Không quân giải quyết theo thẩm quyền.
Năm 2017, một số công dân tố cáo UBND huyện Mỹ
Đức bán 6,8ha thu lợi bất chính 4080 tỷ đồng; sử dụng ngân sách huyện Mỹ Đức để
bồi thường cho 14 hộ; bồi thường cho các hộ dân không đúng luật đất đai, cao
hơn so với mức 360m2 đang áp dụng tại địa phương. Tuy nhiên, qua đối chiếu số
liệu với các quy định của pháp luật, thanh tra TP Hà Nội thấy không có việc
UBND huyện Mỹ Đức bán đất thu lợi bất chính…
Trong quá trình quản lý, các đơn vị quốc phòng
(Bộ Tư lệnh công binh 1981-1989, Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không Không quân
1989 đến nay) đã cắm mốc giới bê tông cốt thép tại thực địa, lập các sơ đồ năm
1988. 1992, bản đồ hiện trạng sân bay Miếu Môn năm 2013 xây dựng các công trình
phục vụ quốc phòng. Tuy nhiên, khi nhận bàn giao 31,9 ha đất bị ảnh hưởng bởi
thi công do Nông trường quốc doanh Lương Mỹ bàn giao, các đơn vị quốc phòng
không báo cáo Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định, là thiếu
sót; không thực hiện di dời 5 hộ được UB hành chính xã Đồng Tâm cho mượn đất để
làm nhà ở và sản xuất cải thiệu đời sống trên đất quốc phòng từ trước năm 1980.
Để các hộ dân lấn chiếm, cho tặng, chuyển
nhượng, xây dựng công trình trái phép là sự buông lỏng quản lý đất quốc phòng.
Trong quá trình quản lý, sử dụng, các đơn vị quốc phòng đã ký hợp đồng giao
khoán hàng năm với UBND xã Đồng Tâm để UBND xã giao cho các đội sử dụng vào mục
đích nông nghiệp là không đúng quy định.
3.
Lê Đình Kình là kẻ cầm đầu kích động:
Ông Lê Đình Kình ("thủ lĩnh" của phong
trào Đồng Tâm), ông Bùi Viết Hiểu đã tập hợp một số cán bộ bị kỷ luật và thành
viên trong họ thành lập “Nhóm Đồng Thuận” bao gồm các thành viên chính: Lê
Đình Kình, ông Bùi Viết Hiểu, ông Lê Đình Công (con trai ông Lê Đình Kình), ông
Lê Đình Ba (cháu họ của ông Lê Đình Kình), ông Bùi Văn Nhạc (sinh năm 1942),
ông Lê Đình Doãn (1930). Ngoài ra, nhóm Đồng Thuần còn có sự tham gia của các
thành viên khác như Bùi Thị Nối, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Thiệu, Lê Thị Hoan,
Mai Thị Phần, Đoàn Thị Dung, Nguyễn Hạ Thuân...
Nhóm Đồng Thuận của ông Lê Đình Kình và Bùi Viết
Hiểu lan truyền rằng: chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đang canh
tác 50ha của họ cho Tập đoàn viễn thông Viettel do Quân đội
quản lý, lấy tiền ngân sách bồi thường cho 14 hộ dân trong khu đất quốc
phòng…Theo nhóm này, số đất thu hồi xảy ra tranh chấp là 59 ha (trước đó thì
nói là 46ha) người dân đang canh tác là đất nông nghiệp, chứ không phải là diện
tích 47,36 ha đất thu hồi cho mục đích quốc phòng. Từ đó họ ngăn cản Quân đội
đo đạc đất bàn giao cho Vietel, tuyên truyền rằng Viettel phải đền bù 6tr/m2
nếu muốn lấy đất nông nghiệp của xã, đồng nghĩa với mỗi hộ dân sẽ nhận được vài
trăm triệu. Cụ Kình còn cam kết, nếu sai sẽ chịu mọi trách nhiệm pháp lý.
Vậy là người dân Đồng Tâm tin theo nhóm cụ Kình với hy vọng "giữ đất"
và Viettel phải trả tiền đền bù tương xứng! Được biết nhóm Đồng Thuận
này đã huy động được khoản tiền từ 6 đến 7 tỷ đồng của người dân Đồng
Tâm.
Như vậy, qua dự thảo kết luận Thanh tra và tìm hiểu của chúng tôi, ông Lê Đình Kình đã lợi dụng sự thiếu
hiểu biết về pháp luật của người dân cộng với bản chất hám lợi của Nhóm Đồng
Thuận để che dấu hành động phạm pháp của bản thân qua lớp vỏ là người cao tuổi
tại địa phương. Hành động của ông Kình đáng phải nhận hình thức xử lý của pháp luật, tuy nhiên xét thấy ông Kình tuổi đã cao, sức đã yếu dần nên thiết nghĩ cơ quan chức năng cũng nên chiếu cố, chẳng có tòa án nào có thể xử lý ông như chính tòa án lương tâm của ông KÌNH.
Thật tiếc thay cho “Cụ Lê Đình Kình”!
THƯƠNG CỤ KÌNH KHI SỰ TÌNH ĐÃ LỘ.
Reviewed by Sân Đình
on
02:23
Rating:

7 nhận xét:
QUẬT KHỞI ĐỒNG TÂM GIAM CẢNH TẶC .
KIÊN TRUNG NHẤT TRI LẬP DÂN QUYỀN
Quân đội làm kinh tế là tha hóa lực lượng vũ trang....
đám mất dạy này làm gì có lương tâm mà dằn vặt day dứt chúng làm đám ma cô kích động một đám người hám lợi mờ mắt.
ông Lê Đình Kình đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân cộng với bản chất hám lợi của Nhóm Đồng Thuận để che dấu hành động phạm pháp của bản thân qua lớp vỏ là người cao tuổi tại địa phương. Hành động của ông Kình đáng phải nhận hình thức xử lý của pháp luật. Được biết ông Lê ĐÌnh Kình còn nhận tiền của tổ chức Việt Tân để tiếp tục gây rối, mất an ninh trật tự tại Đồng Tâm, cần phải xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu này đảm bảo thượng tôn pháp luật
Ông Lê Đình Kình ("thủ lĩnh" của phong trào Đồng Tâm), ông Bùi Viết Hiểu đã tập hợp một số cán bộ bị kỷ luật và thành viên trong họ thành lập “Nhóm Đồng Thuận” tuyên truyền sai sự thật về đất tại Đồng Tâm đồng thời ngăn cản quân đội đo đất bàn giao cho Viettel. Việc này cho thấy đây là một nhóm phạm tội có tổ chức, cần phải xử lý thật nghiêm minh đê răn đe đối với những kẻ khác.
Kết quả thanh tra đã rõ ràng, cần phải xử lý tất cả những người có những hành vi vi phạm pháp luật, từ những quan chức nơi đây có những việc làm sai phạm gây ảnh hưởng dẫn đến vụ việc phức tạp như thế này, đến những người có những hành vi côn đồ, đập phá tài sản nhà nước.
nếu tôi là quản lý trong quân đội thì tôi thích làm kinh tế hơn. Đánh nhau cực lém, chả lẽ ngồi nhìn các ngành khác nó ăn sạch à?
Đăng nhận xét